Đối với trẻ mới sinh
Dù biết rằng khi em bé mới chào đời thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất trong việc cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ..
Xem Thêm
Đối với trẻ mới sinh
Dù biết rằng khi em bé mới chào đời thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất trong việc cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp bé chống lại các bệnh tật. Tuy nhiên, có một số bà mẹ ít sữa, lượng sữa mẹ cung cấp hằng ngày cho bé là không đủ giống như trường hợp của em kể trên thì các mẹ phải bắt buộc cho con uống thêm sữa bột công thức.
Các mẹ cần lưu ý rằng vì lúc mới sinh, dạ dày bé rất nhỏ và hệ tiêu hóa chưa ổn định nên mẹ cần pha sữa đúng liều lượng, khoảng 30ml/lần, sau đó mới tăng dần lên 50ml, 60ml… Dấu hiệu để biết trẻ bú chưa no đó là bé sẽ quấy khóc, lúc này mẹ nhớ cho bé bú thêm nha.
Đối với trẻ từ 1-2 tháng tuổi
Thời điểm này bé đã lớn hơn, không còn ngủ nhiều nữa do đó cũng dễ dàng tiêu hao năng lượng hơn, vậy nên mẹ có thể cho bé uống mỗi lần từ 90 – 120ml. Một ngày, mẹ chia nhỏ khẩu phần thành khoảng 4 đến 5 lần cho bé ăn, tránh trường hợp uống 1 lúc quá nhiều dẫn đến tình trạng đầy hơi, nôn trớ nhé.
Đối với trẻ từ 2-6 tháng tuổi
Đây là giai đoạn mà mẹ sẽ thấy bé phát triển thần tốc với những thay đổi bất ngờ từ ngoại hình cơ thể. Trong thời kỳ này, mẹ nên cho con ăn 5 lần một ngày, một lần cách nhau 4 tiếng, lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 - 180 ml.
Đối với trẻ từ 6 -12 tháng tuổi
Vì ở tháng tuổi này mẹ đã có thể tập cho bé bắt đầu làm quen với việc ăn dặm như bột, cháo xay… nên cữ sữa uống mỗi ngày mẹ nên cho bé uống 3-4 cữ sữa thôi nhé, với lượng 180-240ml/bữa tùy theo mức độ uống của trẻ. Bên cạnh đó, bé cũng cần được bổ sung thức ăn dặm như bột, cháo xay…
Đối với trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, hầu hết các năng lượng và chất dinh dưỡng trong sữa đều có thể thay thế bằng thức ăn. Sữa công thức được đẩy xuống vị trí thứ 2, miễn là mẹ đảm bảo cho trẻ uống sữa công thức đúng cách với 500ml sữa mỗi ngày. Đồng thời lúc này răng của bé cũng đã gần hoàn thiện nên mẹ có thể cho bé tập ăn thức ăn thô để giúp tăng cường khả năng nhau, nuốt của bé, hỗ trợ sự trưởng thành của dạ dày-ruột.
Khi trẻ được 2 tuổi
Sau khi trẻ được 2 tuổi, nhu cầu sữa công thức của trẻ tiếp tục giảm. Ngoài sữa công thức, mẹ nên cho con ăn thêm các sản phẩm từ sữa khác chẳng hạn như sữa tươi, sữa chua, phô mai.
Khi trẻ được 3-4 tuổi
Khi trẻ được 3-4 tuổi, mẹ không nên cho trẻ uống sữa công thức nữa. Lúc này, thức ăn là nguồn dinh dưỡng đáng kể nhất với trẻ. Mẹ nên cho con uống sữa tươi và các sản phẩm từ sữa để bổ sung canxi cũng như dưỡng chất cho trẻ.
Biểu hiện nào cho thấy bé vẫn còn đói
Nếu mẹ cho bé bú sữa xong mà bé còn có các biểu hiện như liếm môi, mút chụt chụt, khóc khi mẹ rút bình sữa khỏi miệng, mút tay, đưa cả bàn tay vào miệng, cáu gắt, ọ ẹ, quay đầu về phía tay bạn khi bạn nựng bé… Lúc này, mẹ nên pha thêm sữa cho bé uống nhưng đừng lạm dụng mà con sẽ bị nôn trớ vì quá no đấy nha mẹ ơi.
Dấu hiệu cho thấy bé đã ăn quá nhiều
Mẹ hãy căn cứ vào độ tuổi thích hợp của bé mà cho bé uống theo lượng sữa phù hợp nha. Nếu mẹ ép bé uống quá nhiều sữa vượt quá theo mức quy định, bé sẽ dễ bị ói mửa, nôn ra hết, khóc. Khi bé bị ói mửa như thế, đương nhiên bé sẽ không nhận được một chút dinh dưỡng nào, bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng lãng phí.
Dấu hiệu bé đã đủ sữa
- Bé thỏa mãn sau mỗi lần bú và không còn quấy khóc thì bé đã bú đủ lượng sữa cần thiết.
- Mỗi ngày, bé thay từ 5-6 tã (tã giấy) và 6-8 tã (tã vải).
- Trẻ tăng cân đều.
Bất kỳ người mẹ nào cũng mong muốn con yêu của mình nhận được những gì tinh khiết nhất và tốt nhất từ sữa mẹ. Tuy nhiên nếu mẹ cho trẻ uống sữa công thức thì cần phải pha chế theo đúng liều lượng quy định ở trên để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con nha các mẹ ơi!