Tài khoản

user_avatar
BIBABO   

An tâm làm mẹ.

10/2017

Biến chứng thường gặp khi sinh mổ (P2): Những rủi ro con có thể gặp và cách hạn chế biến chứng sinh mổ Đã được sửa


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tỷ lệ sinh mổ nên ở mức 10-15% là hợp lý, tuy nhiên trên thực tế, con số này lớn hơn rất nhiều do ngày càng nhiều mẹ bầu lựa chọn phương pháp đẻ mổ. Sau đây, Bibabo xin liệt kê một số rủi ro có thể gặp khi sinh mổ chị em cần biết trước khi đưa ra quyết định của mình.


Biến chứng thường gặp khi sinh mổ (P1): Mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt với điều gì?


Con có thể gặp rủi ro gì khi sinh mổ?

Vấn đề mà trẻ sinh mổ thường phải đối mặt nhất đó là vấn đề về đường hô hấp. Trẻ sơ sinh do sinh mổ có nguy cơ suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ, nhất là trẻ được can thiệp sinh mổ ở thời kỳ thai gần đủ tháng (khoảng 37 tuần). Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Bệnh màng trong thường gặp ở trẻ sinh non, với tỉ lệ 3/1.000 trẻ sinh mổ ở tuổi thai 37 tuần, gấp 13 lần so với trẻ ở tuổi thai 38 tuần và gấp 30 lần so với trẻ 39 tuần.

  • Tình trạng ứ đọng dịch phế nang và thể tích khí trong lồng ngực của trẻ giảm gần 50% so với trẻ sơ sinh bình thường.

  • Hiện tượng cao huyết áp phổi tồn tại cao gấp 5 lần so với trẻ sơ sinh sinh thường.

Ngoài vấn đề về hô hấp kể trên, con còn có nguy cơ:

  • Bị ảnh hưởng bởi thuốc mê.

  • Bị chạm thương trong khi phẫu thuật.

  • Hít phải nước ối: Trẻ sơ sinh hít phải nước ối có nguy cơ suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ, nhất là trẻ được can thiệp sinh mổ ở thời kỳ thai gần đủ tháng (khoảng 37 tuần).

  • Tử vong chu sinh (tử vong trong vòng 28 ngày sau khi sinh) ở trường hợp mổ lấy thai cao hơn so với sinh thường.

Trẻ được sinh bằng phương pháp sinh mổ có thể sẽ gặp một số vấn đề về hô hấp.

Mổ lấy thai cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị chết khi sinh ở lần sinh con tiếp theo. Nguy cơ này có thể xảy ra khi tử cung bị sẹo do cuộc mổ lần trước không tạo điều kiện để lá nhau bám tốt, do đó việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng nuôi bào thai không đầy đủ.

Những điều mẹ nên làm để hạn chế biến chứng khi sinh mổ

Nếu mẹ tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, biến chứng sinh mổ sẽ được hạn chế đến mức tối đa. Các tài liệu sản khoa khuyên mẹ nên:

  • Không nên nằm bất động một chỗ trên giường, cần xoay trở nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái trong ngày đầu tiên sau mổ. 

  • Sang đến ngày thứ 2 trở đi: Nên ngồi dậy và đi lại. Việc đi lại sẽ giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch,...

  • Có thể nằm sấp mỗi ngày 20 – 30 phút, giúp cho sản dịch được thoát ra dễ dàng, 

  • Mát-xa bụng mỗi ngày giúp cho tử cung co hồi tốt và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. 

  • Cho con bú sớm, động tác cho bú cũng làm tăng sự co hồi tử cung, tránh chảy máu sau sinh mổ. Điều quan trọng nữa, khi bé bú mẹ sớm trong 3 ngày đầu, bé được hưởng nguồn sữa non từ mẹ, mà trong sữa non, có rất nhiều chất kháng thể từ mẹ truyền qua, sau này bé lớn lên, ít bị bệnh dị ứng. 

  • Ăn uống các loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng nhằm giúp cho vết mổ liền sẹo tốt và mẹ tăng sức đề kháng cơ thể. 

  • Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Điều này còn phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm, chăm sóc của các thành viên trong gia đình, vì vậy các mẹ nên trao đổi điều này với người thân trước khi sinh nhé.