Tài khoản

user_avatar
BIBABO - ĂN DẶM   

An tâm làm mẹ.

07/2017

Hướng dẫn mẹ cho bé ăn dặm kết hợp với phương pháp ăn dặm bé chỉ huy - BLW (P2) Đã được sửa

Hướng dẫn mẹ cho bé ăn dặm kết hợp với phương pháp ăn dặm bé chỉ huy - BLW (P1)

4. Kế hoạch ăn dặm kết hợp (Tham khảo)
Dưới đây là các lựa chọn kế hoạch ăn dặm kết hợp cho bé. Mẹ lưu ý đây chỉ là kế hoạch tham khảo, mẹ vẫn cần dựa vào nếp sinh hoạt của bé để thiết kế lịch cho phù hợp. 

* 6- 8 tháng: Khoảng bằng giai đoạn tập kỹ năng của BLW 

- Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa - 11h: Ăn dặm (đút thìa) Sữa - 15h: Sữa - 16h: Ăn dặm BLW - 19h: Sữa - Sau 19h đến Sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ.
- Khi cho bé ăn đút thì mẹ vẫn cho bé uống sữa trước rồi sau đó ăn ngay, còn khi ăn BLW thì mẹ phải cho bé ăn sau khi bú sữa ít nhất 1 tiếng.
* 8-10 tháng - Khoảng bằng giai đoạn phát triển kỹ năng 2a (tập bốc nhón) của BLW 

Trường hợp mẹ vẫn tách riêng bữa BLW và bữa ăn đút: 

- Bé ăn dặm 2 bữa: Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa - 11h: Ăn dặm (đút thìa) Sữa - 15h: Sữa - 18h30: Ăn dặm BLW rồi bú sữa - Sau 19h đến sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ.
- Bé ăn dặm 3 bữa: Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa - 11h: Ăn dặm (đút thìa) Sữa - 15h: Sữa rồi BLW hoặc ăn đút - 18h30: Ăn dặm BLW rồi bú sữa - Sau 19h đến sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ. 

Trường hợp mẹ cho bé ăn chung bữa BLW và bữa ăn đút: 

- Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa - 11h: Ăn dặm (đút thìa) rồi BLW - 15h: Sữa - 18h30: Ăn dặm (đút thìa) rồi ăn dặm BLW - Sau 19h đến sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ. 

Lưu ý: Khi bé được khoảng 9-10 tháng tuổi, nếu bạn thấy bé bắt đầu lựa chọn giữa 2 phương pháp, thì hãy điều chỉnh lại lịch ăn của bé. Nếu bé không thích đút thìa, hãy giảm bữa đút thìa và tăng bữa BLW lên. 

Ngược lại, nếu bé không có hứng thú gì với BLW nhưng lại hào hứng khi được cha mẹ bón cho ăn, hãy giảm bữa BLW xuống con 1 bữa/ngày và tăng bữa đút thìa lên. Khi bé được khoảng 15 tháng tuổi trở lên thì nên khuyến khích bé ăn tự lập và tập kĩ năng dùng thìa. 

* 10-12 tháng - Khoảng bằng giai đoạn phát triển kỹ năng 2b (tập dùng thìa) của BLW 

Trường hợp mẹ vẫn tách riêng bữa BLW và bữa ăn đút: 

- Bé ăn dặm 2 bữa: Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa - 11h: Ăn dặm (đút thìa) Sữa - 15h: Sữa - 18h30: Ăn dặm BLW rồi bú sữa - Sau 19h đến sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ.
- Bé ăn dặm 3 bữa: Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa -11h: Ăn dặm (đút thìa) Sữa - 15h: Sữa rồi BLW hoặc ăn đút - 18h30: Ăn dặm BLW rồi bú sữa - Sau 19h đến sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ. 

Trường hợp mẹ cho bé ăn chung bữa BLW và bữa ăn đút: Mẹ ưu tiên đút cho bé trước để bé lưng lửng bụng, không bị cáu khi tập dùng thìa.

- Bé ăn dặm 2 bữa: Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa - 11h: Ăn dặm (đút thìa) rồi BLW - 15h: Sữa - 18h30: Ăn dặm (đút thìa) rồi ăn dặm BLW - Sau 19h đến sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ.
- Bé ăn dặm 3 bữa: Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa rồi bé Ăn dặm (đút thìa) hoặc BLW - 11h: Ăn dặm (đút thìa) rồi BLW - 15h: Sữa - 18h30: Ăn dặm (đút thìa) rồi ăn dặm BLW - Sau 19h đến sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ. 

* 12-15 tháng - Khoảng bằng giai đoạn phát triển kỹ năng 2b (tập dùng thìa) của BLW 

Trường hợp mẹ vẫn tách riêng bữa BLW và bữa ăn đút: 

- Bé ăn dặm 3 bữa: Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa ăn sáng ăn dặm (đút thìa hoặc BLW) - 11h: Ăn trưa (đút thìa) Sữa - 15h: Sữa - 18h30: Ăn tối BLW - Sau 19h đến sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ.
- Bé ăn dặm 4 bữa: Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa ăn sáng ăn dặm (đút thìa) - 11h: Ăn trưa (đút thìa) Sữa - 15h: BLW rồi uống sữa - 18h30: Ăn tối BLW - Sau 19h đến sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ. 

Trường hợp mẹ cho bé ăn chung bữa BLW và bữa ăn đút: Lúc này ưu tiên cho bé tập dùng thìa trước, rồi mới đút cho bé ăn nếu thấy bé vẫn còn đói để bé có động lực dùng thìa xúc ăn nhiều hơn

- Bé ăn dặm 3 bữa: Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa ăn sáng ăn dặm (đút thìa hoặc BLW) - 11h: Ăn trưa BLW rồi đút thìa - 15h: Sữa - 18h30: Ăn tối BLW rồi đút thìa - Sau 19h đến sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ.
- Bé ăn dặm 4 bữa: Giả sử bé dậy lúc 7h sáng: 7h: Sữa rồi ăn sáng đút thìa - 11h: Ăn trưa BLW rồi đút thìa - 15h: Ăn BLW rồi uống sữa - 18h30:  Ăn tối BLW rồi đút thìa -Sau 19h đến sáng hôm sau: Bú theo nhu cầu của trẻ. 

Lưu ý: Các bé trên 1 tuổi sẽ không còn bù sữa sau khi ăn 2 bữa chính là bữa trưa và tối nữa. 

* 15 tháng trở lên - Khoảng bằng giai đoạn hoàn thiện kĩ năng của BLW
Ở giai đoạn này bạn nên khuyến khích các bé tự ăn và tập xúc thìa, thay vì để mẹ đút hoặc ăn kết hợp. Bé ăn 4 bữa sáng - trưa - phụ chiều - tối, gần như người lớn. 

 

5. Những câu hỏi thường gặp khi mẹ cho bé ăn dặm kiểu kết hợp

Câu hỏi 1: Nếu cho bé ăn dặm kết hợp thì liệu kỹ năng của bé có bị ảnh hưởng hoặc bị chậm lại hay không?
- Trả lời: Mẹ không cần lo đâu, rất nhiều bà mẹ đã thử áp dụng và cũng đạt được kết quả khá tốt khi thực hiện kết hợp giữa BLW và đút thìa. Việc này vừa đảm bảo con của bạn phát triển được các kỹ năng ăn uống đúng với sự phát triển của cơ thể, vừa giúp bạn và gia đình yên tâm hơn về lượng ăn hàng ngày của bé cũng như tránh những xung đột trong cách nuôi con của các hệ tư tưởng khác nhau.

Câu hỏi 2: Cầm làm gì để ăn dặm kết hợp thành công?
- Trả lời: Để việc thực hiện kết hợp các phương pháp ăn dặm thành công mẹ cần thiết lập cho con một nếp sinh hoạt cố định vì nếu như bé có nếp ăn ngủ lung tung thì sẽ rất khó để sắp xếp bữa ăn hợp lý. Nếu không sắp xếp được bữa ăn hợp lý bé rất có thể rơi vào vòng luẩn quẩn ăn vặt - ngủ vặt và có thể bị biếng ăn hoặc kém hấp thu do hệ tiêu hóa hoạt động qúa tải. 

 

Chúc mẹ và bé có một hành trình ăn dặm thật ý nghĩa!