Tài khoản

Chia sẻ kinh nghiệm vỗ rung long đờm giúp trẻ thoải mái hơn

Cẩm Lê 5 năm trước 8 bình luận

Thời tiết miền Bắc mấy nay lạnh nhỉ các mom nhỉ. Mấy bé lại bắt đầu xuất hiện tình trạng khò khè, ho có đờm rồi, dùng các thể loại siro trị ho với mẹo dân gian mà vẫn không thấy đỡ. Thấy nhiều mom đang cùng cảnh ngộ, mình chia sẻ với các mom kinh nghiệm vỗ rung long đờm cho giúp con nhanh trôi đờm, bớt khò khè và ho nhé. Hi vọng chút kinh nghiệm nhỏ sẽ giúp ích cho các mom. 

Cách vỗ: Cách mẹ khum bàn tay lại, khép các ngón tay và vỗ vào ngực, lưng của bé, vỗ nhịp nhàng và đều đặn, di chuyển tay theo hướng từ dưới hướng về phía cổ nha. Ở mỗi vị trí thời gian vỗ từ 1 - 3 phút. Tư thế bàn tay đúng khi vỗ lồng ngực như thế này: 

Cách rung: Việc rung sẽ làm tăng luồng khí con thở ra. Tay của mẹ phải đặt sát vào lồng ngực và lưng của con, gồng toàn bộ cánh tay, cẳng tay và đẩy nhẹ lên trong suốt quá trình bé thở ra. 

Các tư thế vỗ lồng ngực và dẫn lưu ở trẻ: 

Thùy trên phổi

Thùy dưới phổi


Sau khi vỗ rung xong, các mẹ có thể dùng ngón tay day nhẹ vùng cổ của bé để kích thích con ho, tống đờm ra ngoài.

Một số lưu ý quan trọng khi các mẹ áp dụng phương pháp này: 

  • Tổng thời gian vỗ và rung không quá 30 phút. 
  • Vỗ lồng ngực khi dạ dày con rỗng để tránh nôn trớ, tốt nhất là trước hoặc sau ăn 1 tiếng. Có thể làm nhiều lần trong ngày. 
  • Trước khi vỗ lồng ngực mẹ không nên cho con mặc quần áo bó, đặt con ở vị trí thích hợp (có thể nằm úp lên ngực/đùi mẹ để vỗ phần lưng, nằm ngửa lên đùi mẹ để vỗ ngực). 
  • Nếu khi vỗ nghe âm thanh kiểu bèn bẹt như tiếng vỗ tay thì có nghĩa lòng bàn tay của mẹ cong chưa đủ, khi nào âm thanh rỗng bồm bộp thì mới đúng mẹ nhé. Vỗ đúng cách không hề gây đau cho bé nên các mẹ cứ yên tâm. 
  • Khi vỗ lồng ngực, các mẹ chỉ cần di chuyển cổ tay, không di chuyển cánh tay và vai nhé. Vỗ bên trái xong vỗ qua bên phải. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống của con. Khi vỗ cần vỗ rất đều đặn, dứt khoát nhưng không được mạnh tay, chỉ 1 - 3 phút ở mỗi vị trí thui. 

Cách vỗ rung long đờm này không áp dụng khi bé bị chấn thương ngực, bé mắc các bệnh tim mạch hoặc bị tràn khí, tràn dịch màng phổi, bị dị tật đường thở hoặc ngay sau khi ăn no. Các mẹ lưu ý cho con nhé. 

Các mẹ tham khảo thêm tại video này để biết cách làm trực quan hơn nè. Mình đã theo video này và thành công, video của ThS. BS Vũ Thị Thúy Lan - Nguyên Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội. 

https://www.youtube.com/watch? v=j7RT9bnyXvc

Theo Bibabo.vn