Cho con ăn dặm tự chỉ huy BLW: Sai một li, đi một dặm
Rất nhiều mẹ áp dụng cho con ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW nhưng do chưa thật sự hiểu rõ nên nhiều mẹ mắc phải sai lầm nghiêm trọng
Xem nhanh
- Ăn dặm tự chỉ huy là gì?
- Điều kiện để bé bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy BLW
- Lợi ích của ăn dặm tự chỉ huy
- Làm thế nào để thực hiện cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy
- Các dụng cụ cần thiết khi cho bé ăn dặm
Xem thêm
Khá nhiều mẹ Việt thường gặp lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp cho con ăn dặm bởi hiện nay có khá nhiều cách thức cho bé ăn dặm khác nhau như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống hoặc ăn dặm tự chỉ huy BLW. Và phương pháp ăn dặm tự chỉ huy Baby Led Weaning ( BLW) được rất hiều mẹ Việt lựa chọn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu mẹ áp dụng ăn dặm sai cách, không giám sát tốt sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Cho con ăn dặm tự chỉ huy BLW: Sai một li, đi một dặm
1Ăn dặm tự chỉ huy là gì?
Ăn dặm tự chỉ huy (Baby led weaning) hay còn gọi là ăn dặm kiểu BLW, là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định món ăn và cách ăn. Ở phương pháp này, trẻ được tự ý quyết định những món mà trẻ sẽ ăn trước hay ăn sau, thích ăn hoặc không thích ăn, trẻ ăn bốc, hay tự tay cầm thức ăn đưa vào miệng theo cách mà trẻ muốn...Điều này đòi hỏi các bố mẹ phải tôn trọng quyết định và sở thích ăn uống của trẻ để trẻ có thể tự do thể hiện và khám phá cũng như làm quen với việc ăn uống một cách tự nhiên nhất.
Ăn dặm tự chỉ huy cho phép bé tự quyết định món ăn và cách ăn
Khi ăn dặm tự chỉ huy, bố mẹ nên ăn cùng bé ở cùng bàn, cùng thời điểm và cùng món ăn với bé vì điều này sẽ giúp kích thích mong muốn khám phá, tự thưởng thức thức ăn của bé ngay từ những lần ăn dặm đầu tiên.
2Điều kiện để bé bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy BLW
- Điều kiện để bắt đầu tập con ăn là con đủ 6 tháng, đấy là thời gian hệ tiêu hoá của con có thể tiếp nhận thức ăn mới ngoài sữa mẹ.
- Điều kiện thứ 2 là con đã ngồi vững, cứng cổ hoặc có thể ngồi kiểu ếch mà không cần hỗ trợ. Bởi vì là con tự đưa thức ăn vào miệng và cắn nhai nên nếu bé không ngồi hay ngật ngưỡng thì rất nguy hiểm.
3Lợi ích của ăn dặm tự chỉ huy
Việc để bé tự quyết định món ăn và cách ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu BLW sẽ giúp bé phát triển kỹ năng một cách tự nhiên để trẻ có thể khám phá thế giới đồ ăn theo chính nhịp độ riêng của bé. Đồng thời cũng tạo thuận lợi, dễ dàng hơn cho các mẹ trong quá trình cho bé ăn và chọn món cho bé.
Điều tôi thích nhất ở phương pháp này là bé sẽ nhanh chóng học được tự ăn, không cần người lớn phải bón đút. Sau khi bé tự bốc ăn rồi, dạy bé dùng thìa cũng không khó. Người lớn có thể ăn uống nói chuyện trong khi bé tự ngồi ăn ngon lành.
Với việc tự do trong cách ăn, bé có thể được học và tận hưởng thức ăn theo nhiều cách khác nhau, tạo cảm hứng cho trẻ khi ăn, giúp trẻ khám phá được các đặc tính mùi vị màu sắc khác nhau của thức ăn, tăng khả năng nhận biết thức ăn. Ngoài ra, ăn dặm tự chỉ huy còn có nhiều ưu điểm khác như:
- Giúp trẻ rèn luyện được sự khéo léo trong cách tiếp cận và xử lý thức ăn, tăng khả năng nhận biết, phân biệt thức ăn qua vị giác, khứu giác và thị giác.
- Giúp trẻ có thể hình dung, hiểu thế giới chỉ thông qua việc chơi với thức ăn.
- Tham gia các bữa ăn cùng với gia đình sẽ giúp tạo sự gần gũi và thân thiết giữa bé với các thành viên trong gia đình. Mặt khác, trẻ hay có đặc tính bắt chước hành vi và thói quen của người lớn. Do vậy, trong các bữa ăn, các hành vi ứng xử, cách xử lý hay giao tiếp của mọi người trong gia đình đều có thể ảnh hưởng đến bé. Một bữa ăn lành mạnh và đúng nghĩa sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều điều tốt trong ăn uống.
- Cho trẻ tự ăn cũng là một cách để trẻ có thể tự rèn luyện sự khéo léo trong việc phối hợp các hành động của tay, miệng mắt trong việc thực hiện thao tác lấy vào đưa thức ăn vào miệng.
4Làm thế nào để thực hiện cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy
Áp dụng BLW cực kỳ đơn giản. Nguyên tắc chính là nhà ăn gì thì cho bé ăn đấy. Không cần cầu kỳ nấu riêng, không cần máy xay máy nghiền gì cả. Tuy nhiên có một vài điều quan trọng mẹ cần lưu ý:
4.1. Về thức ăn:
- Các món ăn được chọn phù hợp với sở thích của trẻ nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng.
- Chọn những thức ăn theo độ tuổi của trẻ để đảm bảo cơ thể bé có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
- Đồ ăn cần được cắt thành miếng vừa tay cho bé cầm, đặc biệt khi khả năng cầm nắm và nhặt đồ của bé chưa được phát triển đầy đủ. Từ rau củ tới thịt thà, mẹ nên cắt thành một miếng dài dài thon thon chừng ngón trỏ của người lớn khi bé mới bắt đầu ăn dặm. Với các món mì, nui mẹ cũng cắt sợi ngắn vừa để bé dễ ăn.
Thức ăn của bé nên cắt thành miếng dài thon thon để bé dễ ăn
- Khi để đồ ăn lên khay của bé, mẹ chỉ nên để ba bốn món để cho bé có sự lựa chọn nhưng không bị hoa mắt vì quá nhiều lựa chọn thức ăn.
- Không cho muối và đường vào đồ ăn của bé. Muối có thể gây tổn thương cho thận của bé trong khi đường làm hỏng răng của bé. Sau 1 tuổi, có thể cho bé ăn tối đa là 2g muối mỗi ngày. Thông thường, mẹ nên nấu đồ ăn cho cả nhà mà không có muối, đường. Sau khi đồ ăn chín, mẹ lấy một phần ra cho bé rồi mới nêm muối đường vào. Trên lý thuyết ăn ít muối đường đi cũng rất tốt cho sức khỏe của người lớn.
- Đồ ăn cho bé phải được nấu chín hẳn, không tái, sống, trứng lòng đào hay các loại hạt ngũ cốc, thức ăn nhanh, đồ ăn sẵn cũng chưa nên cho bé ăn trong giai đoạn mới tập ăn dặm do hệ tiêu hóa của bé lúc này còn yếu, chưa hoàn thiện hết các chứng năng sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thu và đào thải các chất này.
4.2. Về cách ăn:
- Tư thế: Mẹ có thể cho trẻ ngồi ăn trên đùi bố mẹ nhưng tốt nhất nên cho trẻ ngồi trên ghế tập ăn. Mẹ nên luyện cho bé quen tư thế ngồi thẳng lưng ngay từ những buổi đầu, mặt quay về phía bàn ăn.
- Bé phải ngồi khi ăn, không nằm, không nghiêng ngả để tránh bị hóc, bị sặc. Mẹ không bế bé đi ăn rong, không cho bé xem tivi ipad, không làm trò múa hát hay mọi thứ để dụ dỗ con ăn.
- Mẹ hãy đảm bảo chắc chắn rằng mẹ chỉ là người cung cấp thức ăn cho bé chứ không phải là người cho trẻ ăn. Hãy để trẻ làm quen và tự lập với việc ăn uống của mình.
Bé cần được ngồi thẳng lưng khi ăn, không nằm, không nghiêng ngả, không xem tivi ipad, không làm trò
- Chọn thời điểm cho trẻ ăn phù hợp, lúc trẻ tỉnh táo, không mệt mỏi, không buồn ngủ, không quấy khóc.
- Không hối thúc trẻ khi ăn, không nói hay có những cử chỉ khiến bé bị rối trí khi đang ăn.
- Không cố đút, ép trẻ ăn những món mà trẻ không thích, ăn nhiều hơn so với lượng thức ăn mình mong muốn.
- Tuyệt đối không bao giờ để bé ngồi ăn một mình không có sự quan sát của người lớn. Mặc dù khả năng bị hóc là cực nhỏ nhưng mẹ vẫn cần phải lưu ý. Trong trường hợp bị hóc, bé có thể sẽ không phát ra âm thanh gì, nên mẹ phải quan sát bé khi bé ăn.
- Nếu có thể thì nên cho bé ăn một bữa nhỏ nhỏ giữa các bữa chính cùng gia đình.
5Các dụng cụ cần thiết khi cho bé ăn dặm
5.1. Ghế ăn dặm cho bé
Một điều thiết yếu của ăn dặm tự chỉ huy BLW là cho bé được tham gia vào bữa cơm gia đình. Nếu gia đình ngồi bàn ăn cơm thì nên mua ghế cao bằng tầm bàn. Nếu gia đình ngồi đất thì nên mua ghế thấp sạt đất để bé ngồi ăn dặm.
5.2. Yếm ăn dặm
Yếm ăn chắc chắn là không thể thiếu nếu mẹ không muốn phải ngâm bộ quần áo mấy hôm để hết các vết bẩn. Mà kể cả có yếm ăn, rất tiếc là bẩn quần áo là điều không thể tránh khỏi nhưng sẽ đỡ đi phần nào cho mẹ.
5.3. Thảm ăn
Nếu mẹ nào mà không muốn đồ ăn rơi vãi ra sàn nhà có thể dùng một tấm bạt nilon lớn kê dưới ghế ăn dặm. Tuy nhiên, nhiều mẹ cho rằng lau sàn gạch thì dễ hơn lau thảm.
6Một số vấn đề có thể gặp phải khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy
- Trong phương pháp ăn dặm BLW, trẻ được tôn trọng về khẩu vị và cách ăn. Do vậy, trẻ thường chỉ ăn những món mà trẻ thích. Điều này có thể dẫn nguy cơ bị thiếu một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ như sắt... Mặt khác, trẻ có thể được tự do ăn theo cách mà trẻ muốn nên có thể sẽ bị nghẹn hoặc sặc thức ăn.
- Sẽ không tránh khỏi việc bé sẽ bôi bẩn lên quần áo và vất đồ ăn khắp mọi nơi. Nhưng mẹ sẽ nhận thấy bé càng lớn thì sẽ càng ít bẩn đi. Khi bé ném đồ ăn đi, hoặc là do bé không thích hoặc là do bé đã no rồi. Nếu do bé không thích thì mẹ nên đổi món cho bé. Nếu bé no rồi thì mẹ không ép bé ăn thêm nữa.
Bé ăn bị bẩn là điều không thể tránh khỏi nhưng càng lớn sẽ càng ít bẩn đi
- Nhiều mẹ thường lo sợ bé bị hóc, nghẹn khi ăn dặm tự chỉ huy BLW nhưng các mẹ cần lưu ý bé hóc nghẹn khác với bé ọe. Bé có thể nhìn như là muốn ọe đồ ăn ra nhưng đấy chỉ là một phản ứng tự nhiên khi bé còn chưa quen với đồ ăn. Khi đồ ăn chưa xuống cổ họng bé đã ọe ra để tránh bị hóc. Nhiều lúc nhìn tưởng như là bé bị hóc nhưng lại không phải. Bé sẽ đặc biệt ọe nhiều hơn trong 2 tháng đầu, và dẫn dần sẽ bớt đi.
"Thực ra khả năng bị hóc nghẹn là rất thấp. Anna nhà tôi ăn dặm từ trước tới nay chưa bị hóc lần nào. Để giảm thiểu khả năng bị hóc bố mẹ nên làm theo đúng các chỉ dẫn của chuyên gia hướng dẫn. Những quả nào tròn như nho, phải luôn cắt ra làm đôi, làm tư. Các mẹ cần đặc biệt chú ý học thật kỹ phương pháp sơ cứu trong trường hợp trẻ bị hóc nghẹn, vì một khi đã bị hóc nghẹn thì chậm một giây hậu quả rất khôn lường", mẹ Anna chia sẻ khi cho con ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy BLW.
Ăn dặm tự chỉ huy mang lại rất nhiều lợi ích cho bé và mẹ. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề mà mẹ cần phải lưu tâm khi cho con ăn dặm theo phương pháp BLW để tránh lợi bất cập hại. Do đó, tốt nhất là các mẹ nên tham gia một khóa học hướng dẫn thực hiện ăn dặm tự chỉ huy BLW để được các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chia sẻ kinh nghiệm thực tế và hướng dẫn mẹ cách thực hiện chi tiết nhất.
Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn cực kỳ quan trọng, quyết định đến việc ăn uống của trẻ suốt cả cuộc đời sau này. Vì vậy, có những thứ đầu tư cho con là hoàn toàn xứng đáng các mẹ ạ.
TS. Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám Dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng quốc Gia cho hay, khi lựa chọn phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cần phải được các chuyên gia hướng dẫn. Bởi nếu xét về vấn đề chuyên môn có nhiều trang web giới thiệu nhưng nội dung thì chưa được đảm bảo và nhiều cái không thực tế, khi áp dụng sẽ gây ra những sai sót, làm ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Tham gia khóa học "ăn dặm tự chỉ huy BLW" của Bibabo, các mẹ sẽ được chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm hướng dẫn ăn dặm thành công cho hàng nghìn mẹ chia sẻ các kinh nghiệm thực tế quý giá mà không phải mẹ nào cũng biết. Hơn nữa, mẹ còn được chuyên gia hướng dẫn thực hiện đúng các bước cho bé ăn dặm BLW theo từng giai đoạn của bé để bé có một thời gian ăn dặm hào hứng, thoải mái nhất, giúp các con biết yêu thích thức ăn, mỗi bữa ăn là một niềm vui chứ không phải bị ép ăn.
Khóa học ăn dặm của Bibabo sẽ hướng dẫn mẹ tập cho bé bốc nhón thức ăn, dùng thìa, dùng cốc, tập hút ống hút...
Trong khóa học này, mẹ cũng sẽ nắm được cách chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn. Chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ tập cho bé dùng thìa, dùng cốc, tập hút ống hút... thành thạo như người lớn. Các kỹ năng bốc nhón thức ăn thành thạo cũng sẽ được chuyên gia chia sẻ thật chi tiết để mẹ áp dụng thành công cho bé.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ gợi ý cho mẹ các thực đơn ăn dặm tự chỉ huy đa dạng và nhiều dinh dưỡng, phù hợp với từng giai đoạn ăn dặm nhất định.
Ăn dặm tự chỉ huy BLW của Bibabo còn hướng dẫn cho mẹ cách phân biệt và xử lý khi bé bị nôn ọe, hóc nghẹn đồ ăn, các điều kiện đảm bảo bé không bị hóc, hướng dẫn phòng tránh dị ứng thức ăn.
Đặc biệt hơn, tất cả những vấn đề phát sinh trong quá trình ăn dặm bé chỉ huy của mẹ và bé yêu nhà mình sẽ được chuyên gia giải đáp tường tận cho mẹ. Chẳng hạn như bé bóp, ném thức ăn, bé nhè thức ăn, bé đòi ra khỏi ghế ăn, bé biếng ăn sinh lý, bé vẫn chưa chịu ăn dặm, ăn cực kỳ ít, bé ham ăn bỏ sữa, bé ăn lệch...Mẹ sẽ được tư vấn riêng chu đáo bất cứ khi nào mẹ có thắc mắc hay có vấn đề cần chia sẻ. Điều này thì không phải khóa học online nào cũng có thể làm được giúp mẹ như khóa học của Bibabo.
Với khóa học ăn dặm của Bibabo, mẹ sẽ được chuyên gia gợi ý thực đơn ăn dặm hấp dẫn và dinh dưỡng cho bé
Khóa học của Bibabo là khóa học online nên mẹ hoàn toàn có thể chủ động về thời gian học, không ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé và công việc hàng ngày của mẹ.
Mẹ Anna chia sẻ khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy BLW thành công sau bao cố gắng, kiên trì: "Khi Anna vừa sang 6 tháng tuổi, chúng tôi bắt đầu để bé tham gia giờ ăn cùng với gia đình. Bé ngồi cùng bàn với cả nhà, nhưng mà ghế ngồi có gắn khay ăn riêng. Chúng tôi để ba món, một rau, một khoai, một thịt lên khay của bé để bé tuỳ ý lựa chọn. Khả năng cầm nắm của Anna có hơi chậm so với trung bình. Trong khi các bạn khác đồng lứa nhặt đồ chơi bỏ vào mồm ngậm ầm ầm, Anna vẫn chỉ quan sát là chính, không với, không nhặt, không bỏ vào mồm. Chính vì thế, đối với đồ ăn, trong tháng đầu Anna chỉ nhìn thôi chứ không có hứng thú nhặt lên.
Khi Anna được 7 tháng, bé vẫn chưa hứng thú sờ đồ ăn. Chúng tôi bắt đầu thấy hơi mất kiên nhẫn. Tất cả các trang diễn đàn BLW đều nói rằng hầu hết các trẻ lúc đầu chỉ chơi với đồ ăn là chính, không ăn uống gì mấy tới tận 9, 10 tháng. Tuy nhiên từ bé Anna đã thuộc dạng nhẹ cân hơn trung bình, lại thêm áp lực vì ông bà hai bên thường xuyên hỏi thăm chuyện ăn uống, và áp lực từ các bạn đồng trang lứa ăn bột rất khoẻ, thế là chúng tôi bắt đầu xay nhuyễn một số đồ ăn và đút cho bé. Tuy nhiên chúng tôi không bỏ cuộc BLW, và vẫn để đồ ăn thô trên khay cho bé kể cả khi đút đồ nhuyễn. Thực ra kể cả đồ ăn nhuyễn Anna cũng không chịu ăn cho tới khi bé 7 tháng rưỡi.
Sự kiên trì để đồ ăn thô trước mặt bé và cho bé tham gia bữa ăn cùng gia đình cuối cùng cũng đạt được thành công. Khi bé 8 tháng tuổi, bé bắt đầu nhặt đồ ăn bỏ vào mồm. Chúng tôi cũng dừng ngay đồ nhuyễn. Lúc đầu bé rất là lúng túng. Bé chỉ cầm được miếng to dài, và không nhặt được miếng nhỏ lên. Nhiều lúc dường như bé vẫn chưa ước lượng chính xác được miệng ở đâu nên cứ chọc chọc lên má thay vì bỏ vào mồm. Dần dần từ từ bé khá lên mỗi ngày.
Đến bây giờ bé 11 tháng tuổi, bé ăn rất tốt từ rau củ tới thịt thà. Món ưa thích của bé là trứng gà, thịt gà, rau súp lơ, cà rốt. Tuy nhiên bé vẫn thích hoa quả nhất. Giờ tôi không phải cắt hình thù nhất định nữa. Miếng to, miếng bé, bé đều nhặt được hết. Tuy nhiên vẫn phải tuyệt đối tránh hình tròn như nho hay viên bi. Những thứ lỏng như sữa chua, tôi vẫn đút cho bé hoặc là lấy hoa quả chấm vào sữa chua cho bé tự thưởng thức".
Bé Sóc ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW
Cả quá trình ăn dặm tự chỉ huy BLW hay bất kỳ phương pháp ăn dặm nào cũng đòi hỏi bố mẹ phải thật KIÊN NHẪN. Không nóng lòng khi thấy con nhà người ta ăn nhiều, ăn khỏe, trong khi con nhà mình lại cứ ném đồ ăn xuống đất. Các mẹ có thể yên tâm là dưới 1 tuổi sự phát triển của bé phụ thuộc phần lớn vào sữa mẹ, sữa bột. Ăn dặm chỉ chủ yếu cho trẻ làm quen với đồ ăn. Thế nên mẹ không cần lo lắng nếu bé chưa chịu ăn ngay trong mấy tháng đầu. Tuyệt đối mẹ không ép bé ăn. Không thì bé có thể liên hệ việc ăn uống với các giác không vui và sẽ không thưởng thức đồ ăn.
Một điều khác rất bức bối với các bậc cha mẹ nhưng thực ra cũng rất bình thường đó là hôm nay con ăn nhiều nhưng ngày mai con có thể ăn rất ít hoặc không chịu ăn. Thậm chí đến người lớn cũng có ngày ăn ít, ăn nhiều. Nên mẹ không thể nào ép bé ngày nào cũng phải ăn một lượng bằng nhau. Bé vẫn có đủ chất từ sữa nên mẹ đừng quá lo lắng.
Quá trình ăn dặm sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ được hướng dẫn bài bản và cho bé ăn đúng cách ngay từ đầu. Vì thế, mẹ đừng ngần ngại tham gia khóa học ăn dặm của Bibabo nhé! Chắc chắn mẹ sẽ thấy việc đầu tư này cho giai đoạn ăn dặm của con là hoàn toàn đúng đắn, con sẽ có một quá trình ăn dặm vui vẻ, thú vị và mẹ chăm con sẽ nhàn hơn rất nhiều.
=> Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào khi cho bé ăn dặm thì hãy chia sẻ bằng cách comment dưới đây cho Bibabo để Bibabo tư vấn chi tiết hơn cho mẹ.
-
Thích bài viết
-
6 người thích
Nhận ngay 10 Xumom khi chia sẻ bài viết
Hỏi đáp, bình luận
Viết bình luận của bạn...