Tài khoản

Cho con ăn nhiều cà rốt liệu có tốt không?

Đình Hoa 4 năm trước 4 bình luận

Nhiều bà mẹ tin rằng thực phẩm càng giàu giá trị dinh dưỡng thì càng nên cho trẻ ăn nhiều. Với cà rốt – một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng điển hình thì liệu điều này có đúng hay không?

Khâu lựa chọn thực phẩm trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý ở trẻ được xem là một bài toán khó với nhiều bậc cha me. Cà rốt là một thực phẩm bổ dưỡng điển hình mà ít ai biết được rằng dùng quá nhiều thì hại càng lớn. Nó được biết đến là loại thực phẩm tốt cho cơ thể trẻ với hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cao. Tuy nhiên, việc trẻ sử dụng quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến nhiều căn bệnh và sự biến đổi tiêu cực trong cơ thể. Dưới đây là một số tác hại từ việc lạm dụng quá nhiều cà rốt.

Cà rốt có thể làm thay đổi màu da

Cà rốt chứa một lượng beta-carotene, carotenoid có khả năng chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Carotene giúp da có màu vàng bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn với số lượng lớn thực phẩm này, hàm lượng carotene có thể khiến da trẻ vàng một cách bất thường và có thể chuyển sang màu da cam. Đây được gọi là tình trạng tăng carotene trong máu hay lắng đọng carotene trong da mà bố mẹ dễ nhận thấy ở tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân hay trên mặt trẻ. Để cà rốt không gây hại đến sức khỏe của trẻ, mẹ nên bổ sung lượng carotene vừa đủ cho cơ thể bé mà thôi.

Hiện tượng đầy hơi ở trẻ

Mỗi ly nước ép cà rốt nguyên chất chứa khoảng 12g carbohydrates, 4g chất xơ. Khi lượng carbohydrates không được tiêu hóa và hấp thu hết khi qua ruột non, chúng sẽ đi thẳng đển ruột già và gây ra hiện tượng đầy hơi. Lượng chất xơ quá cao trong cà rốt cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy hơi. Chất xơ là thành phần quan trọng trong chế độ ăn kiêng. Chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và giúp điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chất xơ, trẻ có thể gặp phải hiện tượng khó chịu như đầy hơi hay co thắt dạ dày.

Trở ngại quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng

Chất xơ gây trở ngại trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, magie và canxi. Việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt trong chế độ dinh dưỡng khiến cơ thể mất đi các chất dinh dưỡng khác và thiếu hụt dinh dưỡng như protein, chất béo. Cơ thể bạn cần protein cho hoạt động sống, tái sinh, miễn dịch, phát triển cơ, tạo ra hormone và enzyme. Chất béo cần cho sự phát triển, bảo vệ các cơ quan nội tạng của trẻ và cũng là nguồn năng lượng dự trữ và hấp thụ một số vitamin nhất định để duy trì màng tế bào.

Cà rốt đóng vai trò nhất định trong chế độ dinh dưỡng thường ngày từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ thể trẻ. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe và thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Các mẹ có thể tham khảo những thông tin trên để  xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý cho trẻ nhé!

Theo Bibabo.vn