Tài khoản

Đừng chủ quan khi mắc cảm cúm trong thai kỳ

BIBABO 4 năm trước

Mẹ bầu thường rất dễ mắc bệnh cúm. Nguyên nhân chủ yếu là do khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm, cơ thể dễ bị virus cúm tấn công…

Xem nhanh

  • Tại sao bệnh cúm lại đặc biệt nguy hiểm đối với mẹ bầu?
  • Triệu chứng của bệnh cúm khi mang thai
  • Tôi nên làm gì khi nghi ngờ mình bị cúm?
  • Điều trị cúm khi đang mang thai như thế nào?
  • Uống thuốc kháng virus như Tamiflu có an toàn khi mang thai không?

Xem thêm

Những triệu chứng phổ biến nhất của cúm thường là sốt, đau nhức, mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi. 

Khi bị cúm, mẹ bầu rất dễ mắc phải một số biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi phát hiện ra mình bị cúm để được kê thuốc trị cúm an toàn trong thai kỳ, bảo vệ bé yêu khỏi bệnh cúm. 

Khi mang thai, mẹ bầu rất dễ mắc bệnh cảm cúm (Ảnh: Internet)

1Tại sao bệnh cúm lại đặc biệt nguy hiểm đối với mẹ bầu?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu hơn so với thông thường vì cần tập trung bảo vệ thai nhi khỏe mạnh. Trong khi đó, tim và phổi phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp máu và oxy đầy đủ tới thai nhi. Tất cả những điều này khiến cơ thể bạn rất dễ bị virus gây hại tấn công, nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. 

Nếu bạn bị cúm khi mang thai, bạn rất dễ mắc phải một số biến chứng nghiêm trọng đến mức có thể phải nhập viện, thai nhi cũng gặp nguy hiểm, thậm chí không thể tiếp tục phát triển bình thường trong bụng mẹ. 

Biến chứng nghiêm trọng nhất là viêm phổi. Tình trạng viêm phổi nếu diễn biến nặng lên có thể đe dọa tính mạng của mẹ và tăng nguy cơ sinh non ở thai nhi.  

2Triệu chứng của bệnh cúm khi mang thai

Một số dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh cúm là sốt, đau nhức, mệt mỏi, đau đầu và một số dấu hiệu cảm lạnh như sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho, ớn lạnh. Bạn có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. 

Hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho, tiêu chảy,... đều là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc cúm (Ảnh: Internet)

Bạn nên đi khám ngay nếu cơ thể có các biểu hiện: 

  • Sốt hoặc ho đã thuyên giảm nhưng lại tái lại với mức độ nặng hơn. 

  • Cảm thấy đau hoặc nặng nề ở ngực, bụng. 

  • Thường xuyên chóng mặt, buồn ngủ hoặc lờ đờ.

  • Nôn mửa liên tục và dai dẳng.

  • Không cảm nhận được chuyển động của thai nhi. 

  • Sốt cao, sử dụng acetaminophen không có hiệu quả

  • Động kinh

  • Không đi tiểu

Ngoài ra, nếu thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu đáng nghi nào khác, bạn cũng nên đi khám ngay. 

3Tôi nên làm gì khi nghi ngờ mình bị cúm?

Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị tốt nhất. Trong trường hợp bạn bị cúm, bác sẽ kê luôn đơn thuốc điều trị cho bạn. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ về bệnh lý của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm một vài xét nghiệm hoặc điều trị đặc biệt. 

Nếu gần đây bạn tiếp xúc với những người bị cúm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh. 

Khi nghi ngờ cảm cúm, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. Không nên tự ý sử dụng thuốc (Ảnh: Internet)

4Điều trị cúm khi đang mang thai như thế nào?

Bạn nên điều trị cúm ngay lập tức, vì nếu bạn bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có thể bị dị tật ống thần kinh. 

Acetaminophen là loại thuốc tương đối an toàn cho bà bầu sử dụng trong thai kỳ. 

Ngoài ra, hãy đi khám ngay nếu bạn có các triệu chứng của bệnh cúm. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc kháng virus để điều trị bệnh tốt nhất. 

Hãy uống thật nhiều nước. Sốt, cúm khiến cơ thể rất nhiều nước. Nhiệt độ cơ thể tăng cao ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thai nhi. 

Nếu bạn cảm thấy chán ăn, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn từng chút một và ăn thường xuyên, ưu tiên ăn đồ loãng, đồ dễ hấp thu để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. 

Và cuối cùng, hãy dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ. Đừng cố gắng làm việc quá sức. 

Bạn nên hạn chế đi lại, tụ tập nơi đông người để tránh lây lan cúm cho những người xung quanh. 

Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn (Ảnh: Internet)

5Uống thuốc kháng virus như Tamiflu có an toàn khi mang thai không?

Có. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh tật Hoa kỳ (CDC), Oseltamivir (hay Tamiflu) là loại thuốc kháng virus được khuyên dùng và an toàn cho phụ nữ mang thai. 

Các bác sĩ có thể kê thêm thuốc zanamivir (relenaza) cho bạn, tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng loại thuốc này an toàn với mẹ bầu. 

Các loại thuốc kháng virus có thể làm thuyên giảm tình trạng bệnh, giúp bạn sớm hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của cúm như viêm phổi. 

Thuốc kháng virus hiệu quả nhất khi bạn uống trong vòng 2 ngày gặp các triệu chứng.  

Nếu cảm thấy buồn nôn khi uống thuốc, bạn có thể uống thuốc trong khi ăn để giảm cảm giác này. 

Lưu ý: 

Bạn cần phân biệt rõ Tamiflu và Theraflu. Tamiflu là một thương hiệu của thuốc kháng virus oseltamivir phải được bác sĩ kê đơn. Theraflu là loại thuốc bán không cần theo đơn của bác sĩ, có chứa thành phần giảm đau. Loại thuốc này có thể làm dịu một số triệu chứng của cúm nhưng không thể ngăn chặn sự tiến triển của virus. Vì có chứa phenylephrine nên Theraflu không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai. 

6Phòng ngừa cảm cúm hiệu quả khi mang thai

  • Tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt, tốt nhất là vào mùa thu - thời điểm bệnh cúm vào mùa. Sẽ mất một vài tuần để cơ thể hình thành miễn dịch sau khi tiêm. Nếu bạn quên tiêm phòng cúm vào mùa đông, bạn có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tiêm phòng cúm khi mang thai giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm trong 6 tháng đầu thai kỳ. 

  • Rửa tay thường xuyên, trước và sau khi ăn, sau khi hắt xì và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay đúng cách bằng cách chà xát 2 bàn tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây và xả với nhiều nước sạch. Khi không có nước và xà phòng, hãy sử dụng khăn ướt hoặc nước rửa tay khô có chứa ít nhất 60% thành phần cồn. 

  • Không ho, hắt xì vào tay. Điều này sẽ khiến virus lây sang tay và từ đó lây lan sang những người xung quanh. Thay vào đó, hãy che miệng bằng cánh tay hoặc vào ống tay áo. Hoặc sử dụng giấy vệ sinh, khăn dùng 1 lần và cho vào thùng rác sau khi sử dụng xong. Và nếu vô tình dùng tay thì bạn phải rửa tay ngay lập tức.

  • Không chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng. Có thể tay bạn sạch, nhưng khi chạm tay vào nắm cửa, cốc nước hay bất kỳ nơi nào có một ai khác đã bị nhiễm virus chạm vào thì bạn vẫn có thể bị nhiễm virus. 

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, các vật dụng trong nhà như đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa, điện thoại, nhà tắm, nhà bếp bằng chất khử trùng. Virus và vi khuẩn có thể sống từ 2-8 tiếng trên các bề mặt cứng.

  • Tránh xa những người bị bệnh, kể cả những người trong gia đình bạn. Nếu có ai đó trong gia đình bạn bị cúm thì có thể bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus cho bạn sử dụng. 

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu (Ảnh: Internet)

7Tiêm phòng cúm khi mang bầu có an toàn không?

Có. Vacxin ngừa cúm được chứng minh là an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi ở tất cả các giai đoạn, kể cả ba tháng đầu tiên. 

Tiêm phòng cúm giúp giảm đáng kể khả năng bị cúm nặng và bảo vệ thai nhi rất hiệu quả. 

Bạn cần tiêm cúm mỗi năm ngay cả khi bạn đã từng tiêm trước đó bởi các có rất nhiều chủng cúm khác nhau xuất hiện mỗi năm. Thời điểm tốt nhất để tiêm cúm là vào mùa thu, thích hợp nhất là vào cuối tháng 10.

Theo Bibabo.vn