Tài khoản

"Giải cứu" me bầu bị hôi nách bằng những cách sau

Thảo Phương 4 năm trước 5 bình luận

Nắng nóng không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn có thể làm tăng tiết mồ hôi, gây ra mùi hôi nách khó chịu cho cơ thể.

Xem nhanh

  • Vì sao mẹ bầu lại hay bị hôi nách?
  • Giúp mẹ giảm bớt nỗi lo về hiện tượng hôi nách khi mang thai

Hôi nách là một “điều phiền phức” mà có đến 70% mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ, ngay cả khi mẹ chưa từng bị hôi nách trước đây. Dù mùi cơ thể khó chịu này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến tâm lý mẹ bầu không thoải mái, thường xuyên cảm thấy tự ti, bực bội trong người.

Mùi cơ thể khó chịu khiến mẹ bầu mệt mỏi, thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người. (Ảnh: Internet)

1Vì sao mẹ bầu lại hay bị hôi nách?

Cơ thể con người có hai tuyến mồ hôi là tuyến mồ hôi ngoại tiết và tuyến mồ hôi nội tiết. Các tuyến mồ hôi ngoại tiết thường nằm ở lưng, tay, chân,… có vai trò chính trong việc tiết mồ hôi để thải độc và điều hòa thân nhiệt. Mồ hôi tiết ra ở các vị trí này thường không có hoặc rất ít mùi khó chịu.

Còn các tuyến mồ hôi nội tiết lại nằm ở các vị trí kín như nách, bộ phận sinh dục,… Mồ hôi ở các tuyến này tiết ra có cả protein, axit amin khi kết hợp với các vi khuẩn có sẵn trên da sẽ tạo ra mùi cơ thể đặc trưng của mỗi người.

Sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ khi mang thai là nguyên nhân khiến các tuyến mồ hôi trong cơ thể mẹ hoạt động mạnh mẽ hơn, nhất là các tuyến nội tiết, vì thế nên cơ thể mẹ dễ xuất hiện mùi hôi nách hơn, đặc biệt là vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Nếu như người bình thường bị hôi nách có thể lựa chọn cho mình rất nhiều phương pháp để điều trị cũng như hạn chế mùi cơ thể thì mẹ bầu lại không làm được như thế vì lo lắng không biết những phương pháp đó có ảnh hưởng gì đến con yêu trong bụng hay không.

Hormone nội tiết tố ảnh hưởng nhiều đến mùi cơ thể, đặc biệt là tuyến mồ hôi, gây ra tình trạng hôi nách (Ảnh: Internet)

2Giúp mẹ giảm bớt nỗi lo về hiện tượng hôi nách khi mang thai

Để giảm bớt “hách từ trong nôi”, mẹ bầu cần làm tốt hai việc, đó là hạn chế tiết mùi hôi và giữ vệ sinh vùng nách thật tốt bằng cách chú ý một số điều sau khi sinh hoạt:

  • Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, có thể lau rửa nguyên vùng nách nhiều lần trong ngày

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt

  • Không nên vận động mạnh, không nên ở ngoài nắng quá lâu

  • Uống nhiều nước để làm loãng nồng độ mồ hôi

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nóng và nặng mùi như sầu riêng, hành,… Ăn nhiều loại rau củ, trái cây có tính mát.

Mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp khử mùi an toàn, lành tính như sử dụng muối và chanh để lau rửa vùng dưới cánh tay hay sử dụng các loại lăn nách khử mùi dành riêng cho mẹ bầu khi được sự đồng ý của bác sĩ.

Sau khi sinh con, mùi hôi nách của mẹ sẽ dần được cải thiện và biến mất khi các loại hormone trong cơ thể mẹ hoạt động bình thường trở lại. Nếu mùi cơ thể vẫn còn khiến mẹ khó chịu, lúc ấy mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện những phương pháp y tế chữa trị hôi nách hiệu quả.

Theo Bibabo.vn