Tài khoản

Hãy nuôi dạy một em bé hạnh phúc bằng cách…

Mẹ Đậu 4 năm trước

… “chữa bệnh” ghen tị của trẻ nhỏ.

Thật khó cho một đứa trẻ khi anh chị em ruột của mình trở thành trung tâm của sự chú ý!

Cô bé Grace 8 tuổi đang ở bữa tiệc sinh nhật 16 tuổi đầy ngọt ngào, vui vẻ của chị gái. Nhưng bé lại cảm thấy hụt hẫng vì chị gái của mình đang nhận được rất nhiều sự chú ý, trong khi cô bé chỉ ngồi một mình. Bé Grace đi qua nói với bà ngoại rằng mình đang buồn. Bé nói: “Bà ơi, cháu cảm thấy thật ghen tị”. Bà ngoại của cô bé ngạc nhiên: “Thật kinh khủng, sao cháu lại có thể nói như vậy?” Nghe thấy vậy, bé Grace thấy bản thân mình thật tệ và thậm chí còn cảm thấy cô đơn hơn…

Nhưng bạn biết đấy, không có gì là bất thường khi những đứa trẻ cảm thấy ghen tị với anh chị em của mình cả. Mặc dù trẻ có thể rất yêu quý anh chị em ruột của mình nhưng trẻ vẫn đang phải chia sẻ sự quan tâm, chú ý của bố mẹ với anh chị em của mình. Và mỗi đứa trẻ đều có một nhu cầu mãnh liệt với việc cảm thấy được yêu thương (và thậm chí với một mong muốn thầm kín là được YÊU THƯƠNG NHẤT). Thật khó cho một đứa trẻ khi một anh chị em khác là trung tâm của sự chú ý. Nó có thể xảy ra nếu mẹ dành thời gian đi mua sắm với em gái, hoặc anh trai của trẻ đang là “ngôi sao” ở trường học. Trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi. Trẻ em cần được trấn an liên tục rằng chúng được yêu thương như nhau.

Thực tế là bà của Grace đã diễn giải sai những gì bà nghe được. Bà muốn những đứa cháu của mình yêu quý nhau. Nhưng bà lại đang không chấp nhận những cảm xúc bình thường cũng như không ủng hộ cháu gái của mình. Vấn đề chính ở đây là bà vô tình làm tắt sự an toàn của bé Grace khi chia sẻ cảm xúc của mình. Sự phản ứng tiêu cực của bà có thể khiến bé Grace cho rằng ghen tị là việc xấu, và khi lớn lên, trẻ có thể sợ chia sẻ lại cảm xúc của mình. Thay vào đó, trẻ có thể giữ chúng trong lòng và chịu đựng. Thậm chí, trẻ có thể đáp lại những cảm xúc đó bằng cách tự trừng phạt bản thân vì trẻ tin rằng những suy nghĩ của mình là không thể chấp nhận được.

A. Berge nhà giáo dục gia đình đã nêu: "Hầu hết những sự ghen tức giữa anh chị em xoay quanh cha mẹ và mỗi đứa trẻ mong muốn chiếm đoạt ngầm tình thương của mẹ cha. Những sự xích mích giữa trẻ có ý lôi kéo cha hay mẹ vào can thiệp dường như đó là một sự thử thách nhằm làm xem cha mẹ ưu ái ai hơn. Do vậy, nếu bố mẹ không có cách ứng xử phù hợp thì những căng thẳng giữa anh chị em sẽ tiếp tục nổ ra.

Chúng ta có thể làm gì?

Điều quan trọng là phải xử lý cảm xúc của trẻ với sự quan tâm khi những cảm xúc này được thể hiện ra. Bạn biết đấy, cảm xúc là tự nhiên và bình thường, và việc thể hiện chúng ra rồi nhận được sự hỗ trợ sẽ giúp trẻ phát triển những cảm xúc tích cực hơn. Dưới đây là một số bước hữu ích bạn cần làm khi con nói với bạn về cảm xúc của mình:

- Thừa nhận và chấp nhận cảm xúc của trẻ. Nói với trẻ rằng: “Một đứa trẻ cảm thấy ghen tị, tức giận và buồn bã là điều có thể hiểu được. Tất cả đều là những cảm xúc bình thường”.
- Cảm ơn trẻ vì đã nói cho bạn biết. Bạn muốn trẻ hiểu được thông điệp rằng trẻ nên thường xuyên cho bạn biết cảm giác của trẻ ra sao để bạn có thể giúp trẻ khi cần. Những cái ôm và nụ cười chắc chắn cũng sẽ giúp trẻ bình tĩnh lại.
- Phân tích mức độ chú ý của mỗi đứa trẻ trong gia đình. Chú ý đến cảm xúc của trẻ có thể cảnh báo cho bạn về những lúc bạn đang dành quá nhiều thời gian cho anh chị em khác của trẻ và cần dành cho trẻ nhiều thời gian hơn. Khi điều này xảy ra, hãy lên kế hoạch cho một “cuộc hẹn đặc biệt” với trẻ, ghi nó vào lịch để trẻ có thể mong đợi thời gian của riêng mình bên bố mẹ.
- Giải thích cho trẻ rằng mỗi đứa trẻ sẽ có một khoảng thời gian khi chúng được chú ý nhiều hơn. Hãy nhắc lại về khoảng thời gian trẻ là trung tâm của sự chú ý, ví dụ khi cả gia đình chung tay tổ chức cho bé một bữa tiệc sinh nhật.
- Hãy trấn an trẻ rằng mọi đứa trẻ đều được yêu thương như nhau. Bà có thể làm dịu Grace bằng cách trấn an trẻ rằng trẻ cũng được yêu thương như anh chị em của mình. Bà có thể giải thích rằng gia đình có đủ tình yêu cho tất cả những đứa trẻ.
- Hãy để trẻ đóng một vài trò. Trong trường hợp này, bà có thể liên quan đến cháu gái của bà trong bữa tiệc để trẻ không cảm thấy bị bỏ rơi. Bà có thể nói rằng: Bà nghĩ đã gần đến lúc mang bánh sinh nhật ra cho chị gái của cháu, cháu nghĩ sao nếu giúp bà chọn nến và đặt lên bánh rồi chúng ta sẽ mang nó ra ngoài cùng nhau?!” Khi có một phần việc nào đó để làm cùng mọi người chắc chắn sẽ khiến trẻ cảm thấy mình không bị bỏ rơi.

Một em bé có thể trở thành em bé hạnh phúc khi trẻ hiểu được rằng những cảm xúc mình có dù như thế nào chăng nào đều là bình thường và có thể hiểu được. Chỉ cần trẻ có nơi an toàn để nói ra những điều thầm kín trong lòng và không bị phán xét hay đánh giá thì trẻ sẽ tự tin hơn trong việc làm chủ nó, thay vì để nó dẫn dắt. Trẻ sẽ hiểu được rằng những cảm xúc này rồi sẽ sớm qua đi, quan trọng là cách mình ứng phó với nó ở thời điểm hiện tại.

Nguồn: Mầm nhỏ

Theo Bibabo.vn