Tài khoản

Ngăn ngừa rạn da chỉ là chuyện nhỏ nếu mẹ bầu biết đến những cách sau

Mẹ BiBi 4 năm trước

Tình trạng rạn da rất khó biến mất, vì thế tốt nhất là mẹ bầu nên biết cách để phòng ngừa những vết rạn đáng ghét này ngay từ đầu thai kỳ.

Xem nhanh

  • Vì sao mẹ bầu lại dễ bị rạn da?
  • Giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng rạn da khi mang thai

Làn da của mẹ khi mang thai thường thay đổi rất nhiều vì phải chịu tác động mạnh mẽ từ sự tăng tiết các loại hormone trong cơ thể. Những vấn đề phổ biến mà mẹ bầu thường phải đối mặt là khô da, sạm da, tàn nhang, mụn trứng cá và rạn da.

Hầu như các vấn đề về da nói trên của mẹ đều có thể cải thiện và khắc phục sau khi sinh con, trừ rạn da vì một khi vết rạn đã hình thành, nó giống như một vết sẹo trên da mà mẹ chỉ có thể làm mờ chứ rất khó để khiến nó biến mất hoàn toàn.

Vì vậy nên nếu mẹ muốn tránh xa những vết rạn xấu xí này thì mẹ nên có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu thai kỳ.

Chăm sóc da ngay từ những ngày đầu thai kỳ là cách tốt nhất để ngừa rạn da (Ảnh: Internet)

1Vì sao mẹ bầu lại dễ bị rạn da?

Mẹ bầu không phải là đối tượng duy nhất có thể bị rạn da mà mẹ có thể thấy những người tăng cân quá nhanh hoặc thiếu niên trong độ tuổi phát triển chiều cao cũng xuất hiện những vết rạn ở các vùng da mỏng, nhạy cảm như bắp chân, đùi, bụng,...

Rạn da xuất hiện khi các sợi collagen và elastin trên da không đủ độ đàn hồi để đáp ứng sự thay đổi quá nhanh về trọng lượng hoặc chiều cao của cơ thể. Hay nói một cách khác dễ hiểu là khi chúng ta tăng cân quá nhanh, lớp da trên cơ thể bị kéo căng quá mức dẫn đến tình trạng rạn da.

Vết rạn da ban đầu thường có màu đỏ hoặc hồng, một thời gian sau chuyển thành màu trắng hoặc thâm đen tùy theo cơ địa và sắc tố da của mỗi người nhưng thường thì vết rạn sẽ luôn sáng màu hoặc tối màu rõ rệt so với màu da khiến chúng nhìn rất mất thẩm mỹ.

Đối với mẹ bầu thì bụng, đùi, mông, ngực thường là các bộ phận tăng trọng lượng nhiều và nhanh nhất trong thai kỳ nên vùng da ở các bộ phận này cũng dễ bị rạn nhất. Đa phần các mẹ sẽ bắt đầu thấy xuất hiện các vết rạn khi con được 6-7 tháng.

Các vết rạn có thể sẽ có màu sắc khác nhau tùy vào cơ địa của từng mẹ. (Ảnh: Internet)

2Giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng rạn da khi mang thai

  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể, tăng cân vừa đủ trong thai kỳ

Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây rạn da ở mẹ bầu thường là do trọng lượng tăng quá nhanh so với độ đàn hồi của da. Vì thế nếu mẹ có thể kiểm soát trọng lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không để mình tăng quá nhiều cân thì sẽ có thể hạn chế tình trạng rạn da xuất hiện trong thai kỳ.

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống giàu vitamin

Để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh và có đủ sức để “chống đỡ” trọng lượng của cơ thể mẹ bầu thì mẹ không nên lơ là việc cung cấp các loại vitamin - nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để tăng độ đàn hồi cho da, đặc biệt là vitamin A, E, D, omega 3, omega 6,...

  • Thường xuyên tập thể dục

Việc duy trì tập các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng của mình hàng ngày không chỉ giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe mà còn giúp cho làn da của mẹ tăng độ đàn hồi lên đáng kể.

  • Uống đủ nước

Uống đủ lượng nước theo nhu cầu của cơ thể (2,3-3l/ngày với mẹ bầu) sẽ giúp da mẹ mềm ẩm và có độ đàn hồi tốt hơn.

  • Chăm sóc da đúng cách

Đến tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số loại dầu dưỡng và kem để phòng ngừa rạn da. Mẹ nên chăm sóc da ngay từ đầu thai kỳ để da có thời gian tăng độ đàn hồi dần dần, hạn chế rạn da khi đến thời điểm tăng cân nhanh chứ không nên để đến khi có vết rạn mới bắt đầu dưỡng da.

Mẹ cũng đừng quên tẩy da chết cơ thể thường xuyên để da thẩm thấu các loại kem bôi, dầu dưỡng tốt hơn nhé!

Theo Bibabo.vn