Tài khoản

Tại sao không nên cho bé ăn dặm quá sớm?

Mẹ Na Bơ 4 năm trước 22 bình luận

Cho trẻ ăn dặm quá sớm, lợi thị 1 mà hại thì 10. Các mom không tin, cùng mình tìm hiểu chút nhé.

Xem nhanh

  • Thời điểm nào được cho là "quá sớm" để cho trẻ ăn dặm? 
  • Tại sao không nên cho trẻ ăn dặm sớm?

Ngày đầu ra quân thành công, cảm ơn các mom đã ủng hộ và tương tác với mình. Bài đầu tiên, mình xin chia sẻ với các mom về vấn đề THỜI ĐIỂM CHO CON ĂN DẶM, cũng là vấn đề mình đã hỏi các mom ngày hôm qua. Vì sao đây là vấn đề đầu tiên mình đưa ra? Vì theo mình, theo kinh nghiệm nằm vùng hội Ăn dặm thông thái Bibabo đã lâu của mình, thì đây là sai lầm đầu tiên và sai lầm nghiêm trọng của một bộ phận không nhỏ các mẹ. Lúc đầu cho con ăn dặm thấy con ăn được là nghĩ đến lúc cho con ăn dặm rồi, cho ăn đi thôi mẹ cũng nhàn hơn nhiều, ăn ổn mà đâu thấy bị biếng ăn hay gì đâu? Thưa vâng, biếng ăn không phải một sớm một chiều đã nhận thấy được, sớm muộn gì mẹ cũng phải đau đầu hỏi "Con em biếng ăn quá em phải làm sao bây giờ..."

1Thời điểm nào được cho là "quá sớm" để cho trẻ ăn dặm? 

Quá sớm, theo mình là tầm 3, 4 thậm chí 5 tháng vẫn là sớm. Ba mẹ chỉ nên cho con ăn dặm khi con có đủ những điều kiện dưới đây: 

- Trẻ khoảng từ 5.5 - 6 tháng. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng khuyến cáo nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn, có thể hấp thụ tốt hơn các chất khác ngoài sữa mẹ. 

- Trẻ đạt một số mốc phát triển: 

  • Ngồi được khi có hỗ trợ, chẳng hạn, ngồi vào lòng và tưa lên người mẹ.

  • Đầu và cổ giữ thăng bằng được.

  • Con mất phản xạ đẩy lưỡi, tức là khi đưa thìa cùng thức ăn vào trong miệng, con không đẩy thìa ra, có phản xạ nuốt.

Mỗi bé là một sự phát triển khác nhau, đừng vội vàng hấp tấp mom ạ. Cứ để từ từ, đến lúc con có thể ăn dặm hãy cho con ăn mom nhé, tránh hậu quả về sau.

Tùy theo từng bạn nhỏ cộng với điều kiện sống mà sự phát triển của các bé là khác nhau, có bé hoàn thiện hệ tiêu hóa sớm hơn nhưng cũng có bé là muộn hơn. Cho nên tháng tuổi không phải yếu tố quan trọng nhất quyết định có nên cho trẻ ăn dặm hay không, mặc dù nó cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Theo mình, các yếu tố liên quan đến các mốc phát triển của con là yếu tố quan trọng hơn. Mình nghĩ điều này rất đáng để lưu ý. Ngoài ra còn một số dấu hiệu như là trẻ nhìn chằm chằm vào người lớn khi đang ăn hoặc đưa tay ra với đồ,... chỉ là yếu tố phụ, không phải điều đưa ra quyết định các mom nhé.

Lựa chọn thời điểm cho trẻ ăn dặm chuẩn xác là cách tốt nhất để bảo vệ con khỏi biếng ăn sau này. (Ảnh: Internet) 

2Tại sao không nên cho trẻ ăn dặm sớm?

Dưới đây là 3 lý do theo mình là quan trọng nhất dẫn đến việc ba mẹ không nên cho trẻ ăn dặm từ sớm. Ngoài ra sẽ có một số lí do nữa nhưng không quan trọng bằng những lí do trên. Các mẹ tham khảo. 

1. Để hệ tiêu hóa của con có thêm thời gian

Như mình có chia sẻ ở trên, trước 6 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thật sự hoàn thiện, thức ăn hấp thụ tốt nhất là sữa mẹ, còn lại những thứ khác khó mà hấp thụ được. Một cỗ máy tiêu hóa hoạt động chưa được hiệu quả thì thôi đừng ép làm gì, để cho hệ tiêu hóa của con có cơ hội được hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn, tiêu hóa tốt hơn. Như vậy, chất lượng "sản phẩm" cũng được tốt hơn, nhiều chất dinh dưỡng được tiêu hóa và hấp thụ, giảm nguy cơ hệ tiêu hóa hoạt động quá sức, tránh ảnh hưởng sau này. 

2. Giảm nguy cơ bị dị ứng thực phẩm

Khoảng trước 5 tháng, ruột của con được coi là "ruột mở", ruột chưa được hoàn thiện. Các mom tưởng tượng đơn giản, các tế bào thành ruột là giống như các thanh chắn cửa sổ. Ruột càng "mở" thì khoảng cách giữa các tế bào, các thanh chắn càng lớn, các phân tử, đặc biệt chú ý đến mầm bệnh, cá phân tử protein lớn dễ dàng đi sâu vào trong máu, gây bệnh, gây dị ứng cho trẻ. Giai đoạn trước 6 tháng, nếu mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, các kháng thể từ sữa mẹ sẽ bao bọc đường tiêu hóa của trẻ, ngăn chặn các tế bào protein lớn và mầm bệnh xâm nhập vào máu, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và dị ứng. Đến khoảng 6 tháng, khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, trẻ bắt đầu tự sản xuất ra các kháng thể rồi, ruột cũng bắt đầu "đóng lại", như thế sẽ có thể giảm thiểu dị ứng hiệu quả. 

3. Hạn chế tình trạng trẻ bị hóc

Khoảng trước 6 tháng tuổi, lưỡi của trẻ sẽ có phản xạ đẩy ra khi có vật nào chạm vào miệng để tránh nguy cơ bị hóc. Đấy là lí do vì sao "con mất phản xạ đẩy lưỡi" là một trong số lí do chính mình khuyến cáo các mom nên dựa vào đó làm cơ sở để cho con ăn dặm. Nếu ép trẻ ăn dặm khi con chưa bị mất phản xạ đẩy lưỡi, trẻ sẽ chỉ nhằn ra (mẹ cho ăn không hiệu quả) hoặc ép nuốt thì con cũng có nguy cơ hóc rất cao, nôn trớ hết cả phần sữa mới ăn ra ấy.

Giai đoạn ăn dặm (đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi) chỉ là giai đoạn bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Đây cũng là giai đoạn để bé tập các kỹ năng như nhai, nuốt, uống,... nên mẹ đừng quan trọng quá về số lượng đồ ăn cho trẻ ăn, hãy giúp con biến ăn dặm thành niềm vui nhé. Mà quan trọng nhất, mình nghĩ các mom hãy tự giải tỏa áp lực cho chính mình, mặc kệ người ngoài nói gì. Thật sự, nhiều lúc vào xù lông lên và cứng rắn bảo vệ thứ mình cho là đúng ấy. Chứ cứ nghe người này nói rồi người kia nói thì chớt. Cùng cố gắng nào các mom. 

Theo Bibabo.vn
Xem thêm