Tài khoản

Thai nhi muốn nói điều gì qua những cú đạp?

Vũ Mai 4 năm trước 23 bình luận

Mỗi cú đạp, cú trườn của thai nhi trong bụng mẹ có thể ẩn chứa nhiều điều. Hãy lắng nghe, cảm nhận để hiểu điều con muốn nói nhé. 

Xem nhanh

  • Con vừa bước sang một giai đoạn phát triển mới
  • Con đạp là con đang thức
  • Lời nhắc nhở mẹ thực hành thai giáo
  • Con đang phản ứng với môi trường xung quanh
  • Mẹ nằm nghiêng, con đạp mạnh hơn

Xem thêm

Có khi nào bạn chợt cảm thấy em bé sao hôm nay đạp ít quá, đạp nhẹ hơn hay đạp nhiều hơn bình thường? Liệu có phải em bé muốn nói điều gì đó, muốn nhắc nhở hay báo cho mẹ biết rằng bé đang gặp vấn đề gì không? 

Thực tế, mỗi cử động của thai nhi đều mang một thông điệp nào đó chứ không đơn thuần chỉ là những chuyển động thông thường. Cụ thể như thế nào, mẹ cùng tìm hiểu nha. 

Cảm nhận cử động của thai nhi phần nào giúp mẹ hiểu về sức khỏe của bé (Ảnh: Internet)

1Con vừa bước sang một giai đoạn phát triển mới

Thai nhi thường đạp những cú đạp đầu tiên vào khoảng tuần thứ 18 - 20 của thai kỳ. Mẹ có thể cảm nhận bé đạp sớm hơn (khoảng tuần 15 - 16), nhưng một số bé khác có thể đạp muộn hơn (khoảng tuần 22 của thai kỳ). Đây là hiện tượng bình thường. 

Những cú đạp lần đầu tiên giống như một thông báo, một lời nhắn nhủ "Mẹ ơi, nay con đã biết đạp rồi, đã phát triển sang một bước mới rồi. Con đang lớn lên và phát triển tốt trong bụng mẹ đấy. Mẹ yên tâm nha".

2Con đạp là con đang thức

Từ khoảng tuần thứ 30, em bé bắt đầu có “lịch” ngủ và thức rõ ràng hơn. Em bé thường ngủ nhiều vào ban ngày và thức vào ban đêm. Thậm chí nhiều mẹ bầu cảm thấy khó ngủ chỉ vì con đang “đánh võ” trong bụng - lúc đó con đang thức chơi cùng mẹ đấy. 

Nếu mẹ có ý định thực hành thai giáo cho con, hãy tập vào lúc con thức để kích thích trực tiếp lên các giác quan và cảm nhận của con, giúp con yêu phát triển tốt nhất. 

Mẹ lựa đúng lúc con thức để thai giáo cho con nha, lúc đó con mới học được ạ (Ảnh: Internet)

3Lời nhắc nhở mẹ thực hành thai giáo

Riêng với những mẹ bầu thực hành thai giáo cho con, những cú đạp của bé yêu còn là “chiếc đồng hồ hẹn giờ”, nhắc nhở mẹ “đã đến giờ cho con nghe nhạc rồi”, “đã đến giờ đọc truyện cho con rồi” hay “con đói rồi” đấy mẹ ạ. 

Mẹ đã thai giáo cho bé chưa? Nếu chưa, mẹ có thể tìm hiểu về thai giáo TẠI ĐÂY nhé. 

4Con đang phản ứng với môi trường xung quanh

Em bé có thể duỗi chân, duỗi tay, cựa mình để phản ứng lại với những gì bé cảm nhận được, đặc biệt là mùi vị nước ối. Nước ối có mùi gì? Đó chính là mùi vị của những thức ăn mẹ ăn mỗi ngày. 

Vị giác của em bé hình thành rất sớm. Khoảng tuần 14 của thai kỳ, những chồi vị giác này đã phát triển hoàn thiện, em bé hoàn toàn có thể cảm nhận được vị của nước ối. Bé đặc biệt nhạy cảm với đồ ngọt và đồ đắng. Thậm chí, sau khi chào đời, bé có thể sẽ thích ngũ có vị cà rốt hơn nếu mẹ thường xuyên uống nước ép hoặc ăn thực phẩm có chứa cà rốt trong thai kỳ. 

Con sẽ đạp nếu cảm thấy khó chịu hoặc thích thú với những cảm nhận về môi trường xung quanh (Ảnh: Internet)

5Mẹ nằm nghiêng, con đạp mạnh hơn

Nếu để ý kỹ, khi mẹ nằm nghiêng con sẽ đạp nhiều hơn và mạnh hơn. Nhất là khi mẹ nằm nghiêng trái. Tư thế này làm tăng tuần hoàn máu đến thai nhi, đưa chất dinh dưỡng và oxy đến bé tốt hơn, do đó bé sẽ rất thích. 

Không chỉ vậy, không gian buồng tử cung khi mẹ nằm nghiêng có thể rộng hơn bình thường, bé có thể thoải mái duỗi chân, tay nên khoan khoái và đạp mạnh hơn. 

6Con là em bé hiếu động

Em bé đạp nhiều khi còn nằm trong bụng mẹ sau khi chào đời có thể sẽ rất hiếu động và nghịch ngợm đấy. Bé không chịu ngồi im một chỗ mà thường xuyên cử động chân tay, cầm cái này, nắm cái khác. Mẹ sẽ mệt vì con đó nha!

Con sẽ là một em bé hiếu động và khỏe mạnh lắm mẹ ạ (Ảnh: Internet)

7Thai nhi đạp ít - Dấu hiệu đáng lo

Từ khoảng tuần 28, việc đếm số lần thai máy rất quan trọng. Nếu em bé đạp ít một cách bất thường, em bé của bạn có thể đang bị căng thẳng, mệt mỏi (do dưỡng chất và oxy cung cấp không đủ), hoặc em bé đang gặp vấn đề sức khỏe bất thường nào đó và mẹ cần tới bác sĩ kiểm tra sức khỏe ngay.

Theo Bibabo.vn
Xem thêm