Tài khoản

Trẻ thiếu canxi: Một số dấu hiệu mẹ cần lưu ý

Bích Liên 4 năm trước 18 bình luận

Tình trạng thiếu canxi không có biểu hiện rõ ràng và chính xác nhận. Một vài dấu hiệu cảnh báo khả năng trẻ thiếu canxi, mẹ tham khảo.

Xem nhanh

  • 1. Toát mồ hôi vào ban đêm
  • 2. Hay giật mình, ngủ không yên giấc, khóc đêm
  • 3. Trẻ rụng tóc vành khăn
  • 4. Trẻ chậm mọc răng
  • 5. Thóp lâu liền

Những dấu hiệu kể trên chỉ mang tính chất cảnh báo, nghĩa là trẻ không bị hoặc có thể bị thiếu canxi, không có nghĩa là bé có dấu hiệu này sẽ cần phải bổ sung thêm canxi. Lạm dụng thực phẩm giàu canxi, đặc biệt là thực phẩm chức năng không tốt một chút nào cho sự phát triển của trẻ, mẹ lưu ý nhé. Hãy đưa con đi khám để được kiểm tra, kết luận và có hướng xử lý đúng đắn nhất nhé.

11. Toát mồ hôi vào ban đêm

Ngay cả khi trời lạnh, ngay cả khi điều hòa đã khoảng 26 độ mà trẻ vẫn toát mồ hôi ở vùng gáy, vùng lưng, sờ vào ướt đẫm thì khả năng mẹ nên kiểm tra lại phòng ngủ, chăn và quần áo của con có nóng quá hay không. Nếu không thì có thể nghi ngờ việc con bị rối loạn chuyển hóa canxi do thiếu vitamin D vì ra mồ hôi trộm là một trong những biểu hiện của tình trạng này. 

Giải pháp xử lý tạm thời cho tình trạng trẻ bị đổ mồ hôi nhiều, mẹ nên mặc quần áo thoáng, giữ nhiệt độ phòng thoáng mát, dùng khăn mềm để lau người cho trẻ, tránh mồ hôi ra nhiều khiến trẻ bị lạnh, hấp thụ ngược lại cơ thể.

Trẻ thiếu canxi không có biểu hiện rõ ràng, mẹ cần xác định chuẩn xác vấn đề trẻ đang gặp phải.

22. Hay giật mình, ngủ không yên giấc, khóc đêm

Canxi rất quan trọng đối với hệ thần kinh, đóng vai trò như là "người vận chuyển" các xung thần kinh từ não. Thiếu canxi, trẻ rất dễ có biểu hiện khóc đêm, hay giật mình, dễ nổi cáu. 

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 4 tháng tuổi thì tình trạng khóc đêm, giật mình, rồi thậm chí trẻ ngọ nguậy, ngủ không yên giấc theo mình được biệt là tương đối bình thường. Rời xa môi trường yên ấm trong bụng mẹ, trẻ bước ra thế giới rộng lớn đầy hoang mang. Những biểu hiện trên chỉ đơn thuần là việc trẻ đang làm quen với thế giới, học tập cách sống trong môi trường mới và một chút thiếu yên tâm với điều kiện sống lạ lẫm. Lắm khi chỉ một cái quấn ổ, một cái vỗ nhẹ nhàng và hơi ấm của mẹ cũng là quá đủ để khiến con có thể yên tâm mà ngủ tiếp. 

Cho nên, thiếu canxi khiến trẻ giật mình, khó ngủ chỉ là có thể thôi mẹ nhé.

33. Trẻ rụng tóc vành khăn

Khi trẻ bị rụng tóc vành khăn, ba mẹ có thể nghi ngờ là con bị thiếu canxi ấy. Nhưng một trường hợp khác mình thấy thuyết phục hơn đó là rụng tóc vành khăn chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường, không phải bệnh lý do thiếu canxi gây nên.

Theo bác sĩ Huyên Thảo, tác giả cuốn "Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng!" thì tình trạng rụng tóc vành khăn cũng giống như việc trẻ thay răng sữa vậy, đến thời điểm thì sẽ rụng. Chưa kể, rụng tóc vành khăn 1 phần còn là do trẻ nằm ở một tư thế quá nhiều khiến tóc vùng đó bị rụng. 

Rụng tóc vành khăn đôi khi chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải do trẻ thiếu canxi

44. Trẻ chậm mọc răng

Trường hợp này khả năng trẻ bị thiếu canxi là khá cao đấy. Nhưng như thế nào được coi là trẻ chậm mọc răng? Thông thường, từ 6 - 10 tháng đầu trẻ mọc 2 răng cửa, từ tháng thứ 8 - 12 trẻ sẽ mọc 2 chiếc răng cửa trên tiếp theo, thường gọi là răng thỏ. Đến tháng thứ 9 - 13 trẻ sẽ mọc 2 chiếc răng nữa. Như vậy, khi được khoảng 1 tuổi, con có thể mọc được 6 chiếc răng, 4 trên 2 dưới. Với mình, mình nghĩ rằng trẻ chậm mọc răng là khoảng 1 tuổi rồi vẫn chưa mọc chiếc răng nào. Nếu rơi vào trường hợp này thì nên đưa con đi khám sớm vì khả năng là thiếu canxi rồi. 

Các mẹ có thể bảo mình hơi chủ quan nhưng mỗi bé là một sự phát triển khác nhau và chẳng thể áp một quy chuẩn chung vào bé nào cả. Mình tôn trọng sự phát triển của con, tất nhiên vẫn lo lắng khi cần thiết để đảm bảo con được phát triển và hỗ trợ tốt nhất ngay khi cần. 

Còn nếu trẻ tháng thứ 7, thứ 8 mà chưa mọc răng mình nghĩ chưa cần lo lắng quá, từ tháng thứ 10 trở đi mà chưa mọc cái răng nào mẹ hãy sốt ruột nhé. Vì tháng thứ 7, thứ 8 chưa mọc răng vẫn ở ngưỡng bình thường mà. 

55. Thóp lâu liền

Vùng thóp hay vùng mềm giữa các xương sọ bên trán của bé thường liền lại khi bé được từ 12 - 18 tháng tuổi. Thóp liền lại sớm cũng không tốt mà liền muộn cũng không tốt. Nếu thóp liền sớm, có thể hạn chế sự phát triển trí não của trẻ. Trong khi thóp trẻ liền muộn có thể là dấu hiệu trẻ thiếu canxi, dẫn tới còi xương, suy dinh dưỡng, kích thước não bất thường không tốt cho sự phát triển của trẻ. 

Những vấn đề mình đưa ra có thể là biểu hiện của việc thiếu canxi nhưng có thể cũng không phải. Để yên tâm nhất, mình khuyên các mẹ nên đưa con đi thử máu, kiểm tra nồng độ canxi trong máu, thừa thiếu thế nào bác sĩ sẽ có kết luận, nếu muốn bổ sung canxi cho trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng thì cũng có cơ sở là nên uống bao nhiêu, uống như thế nào các mẹ nhé. Thiếu canxi không tốt, nhưng bổ sung thừa canxi cũng không phải chuyện nên làm đâu.

Theo Bibabo.vn
Xem thêm