Tài khoản

Xoa bụng bầu không đúng cách có thể gây sảy thai, mẹ bầu cảnh giác!

Thu Phương 3 năm trước 25 bình luận

Xoa bụng bầu là hành động đẹp để giao tiếp và thể hiện tình yêu thương với con. Một số mẹ bầu thậm chí còn “nghiện” âu yếm, vuốt ve bụng…

Xem nhanh

  • Xoa bụng bầu có thể gây sảy thai, động thai
  • Một số lưu ý khi xoa bụng bầu

Khi ở trong bụng, em bé hoàn toàn có thể cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay mẹ mỗi lần mẹ chạm vào bụng bầu. Điều này khiến bé yêu cảm thấy ấm áp và yên tâm hơn rất nhiều. 

Tác dụng của việc xoa bụng bầu thật sự rất tốt, tuy nhiên, mẹ cần thực hiện đúng cách. Vì hành động xoa bụng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai, sinh non hoặc một số tác động không tốt tới em bé. Cụ thể như thế nào, mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Có rất nhiều điều mẹ cần lưu ý khi mang thai, trong đó có việc xoa bụng bậu (Ảnh: Internet)

1Xoa bụng bầu có thể gây sảy thai, động thai

Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm. Mọi bộ phận trên cơ thể, nhất là vùng ngực, vùng bụng đều rất dễ bị kích thích, gây ra các cơn co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai, động thai. 

Đặc biệt từ tháng thứ 7 trở đi, việc xoa bóp, massage vùng bụng quá thường xuyên với lực hơi mạnh có thể tăng nguy cơ sinh non. Mẹ bầu nhau thai bám mặt trước hoặc có dấu hiệu sinh non, dọa sảy càng cần phải chú ý, tuyệt đối tránh những tác động mạnh từ bên ngoài. 

Đó còn chưa kể, việc xoa bụng bầu vào khoảng tuần thứ 30 - 32 của thai kỳ có thể khiến em bé chuyển động nhiều, đổi ngôi thai và tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ. 

Như vậy, việc xoa bụng bầu quá nhiều trong thai kỳ là không cần thiết, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu bạn không biết thực hiện đúng cách. 

Mẹ xoa bụng bầu ảnh hưởng trực tiếp tới em bé trong bụng (Ảnh: Internet)

2Một số lưu ý khi xoa bụng bầu

Mặc dù có nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nhưng không thể phủ nhận việc xoa bụng bầu giúp mẹ và thai nhi gắn kết hơn rất nhiều. Mẹ bầu hoàn toàn có thể tiếp tục xoa bụng bầu, chỉ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây: 

  • Khi xoa kem chống rạn, cần bôi nhẹ nhàng, cẩn thận, không tác dụng lực quá mạnh, không siết mạnh tay vào bụng.

  • Không nên xoa quá lâu (quá 5 phút mỗi lần), và quá nhiều lần trong ngày (5 - 10 lần). 

  • Hạn chế xoa bụng trong 2 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là những ngày gần sinh. 

  • Mẹ bầu có các biến chứng thai kỳ như nhau thai bất thường, dấu hiệu dọa sinh non, sảy thai,... không nên chạm vào bụng. 

Dù sao thì, cẩn thận vẫn hơn. Hãy lưu ý đến việc xoa bụng, xoa ngực và một số vị trí nhạy cảm khác trên cơ thể để tránh tử cung bị kích thích quá mức, bảo vệ bạn và thai nhi khoẻ mạnh nhé.

Theo Bibabo.vn
Xem thêm