Tài khoản

3 cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh “cực nhạy” mà mẹ cần bổ sung ngay trong sổ tay chăm con

BIBABO 5 năm trước 22 bình luận

Đờm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, tuy nhiên trong trường hợp cổ họng và mũi tắc nghẹt quá nhiều đờm sẽ khiến bé hít thở vô cùng khó khăn, kém ăn nên khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Mẹ hãy yên tâm vì những thông tin Bibabo cung cấp qua bài viết dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chữa đờm cho bé vừa an toàn lại vô cùng hiệu quả tại nhà đó.

Đờm là gì?

Đờm hay đàm là một dạng chất nhầy được tiết ra từ cổ họng, hốc mũi bé,… Nhìn chung, đờm luôn tồn tại với một lượng nhất định, vừa đủ để giữ ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng ở đường hô hấp cho trẻ. Nhưng chỉ khi gặp vấn đề nào đó như ho, cảm cúm,... cơ thể bé sẽ tiết ra quá nhiều đờm, điều này sẽ khiến bé vô cùng khó chịu và gây cản trở tới việc hít thở, ăn uống thường ngày của bé. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh có đờm ở cổ họng

Trong cơ thể trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường có nhiều đờm ở cổ họng hơn so với người lớn. Nguyên nhân là bởi đường hô hấp của các bé còn quá non nớt nên chất nhầy, đờm được tiết ra quá mức sẽ dễ bị mắc kẹt hơn.

Tình trạng tắc nghẹt quá nhiều đờm trong cổ họng, mũi sẽ khiến bé vô cùng khó chịu

Thêm vào đó, vì hệ miễn dịch của bé cũng còn rất non yếu nên khi bé bị ho, viêm họng, cảm cúm,... thì cơ thể sẽ tự tiết ra nhiều đờm hơn so với bình thường. Đây là cơ chế tự vệ của cơ thể, lúc này đờm và chất nhầy nói chung sẽ giúp ngăn ngừa các loại vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào lớp niêm mạc ở đường hô hấp của trẻ.

Ngoài các lý do kể trên thì việc thay đổi thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bé sinh ra phản ứng dị ứng và tự tiết ra nhiều đờm hơn đó mẹ.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Chữa đờm cho trẻ sơ sinh không quá phức tạp nên mẹ cũng không cần sử dụng tới thuốc vì điều này có thể càng gây hại cho bé nhiều hơn. Để chữa đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây.

1. Luôn đảm bảo bé được bú sữa đầy đủ

Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể bé trở nên khỏe mạnh và phòng chống các loại bệnh. Bởi vậy, để phòng ngừa việc bé bị tắc nghẹt quá nhiều đờm trong cổ họng cho bé, mẹ cần đảm bảo việc bé được bú sữa đầy đủ nhé. 

2. Dùng máy tạo độ ẩm

Độ ẩm cao sẽ giúp giảm kích ứng ở mũi, họng đồng thời sẽ giảm việc tiết ra chất nhầy ở đường hô hấp cho bé. Vì vậy mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc bế bé vào phòng tắm xông hơi một lúc. Hơi nước nóng sẽ làm giãn nở chất nhầy, đờm và giúp bé dễ thở hơn. 

3. Sử dụng nước muối loãng

Vì khoang mũi và cổ họng thông với nhau nên khi bé bị đờm ở cổ họng thì đồng thời ở mũi cũng có chứa nhiều nước mũi và dịch nhầy. Do vậy để giảm bớt dịch đờm ở cổ họng cho bé thì trước tiên mẹ cần giảm chất nhầy ở mũi trẻ.

Mẹ có thể sử dụng nước muối loãng và dụng cụ hút đờm để chữa đờm cho bé

Theo đó, mẹ nên đặt bé nằm ngửa trên một mặt phẳng, sau đó nhỏ 1 - 2 giọt muối sinh lý natri 0,9% vào mũi bé để làm loãng đờm và gỉ mũi rồi đợi khoảng nửa phút, nước muối loãng sẽ từ từ thấm đều ở khoang mũi và xuống tới cổ họng. Khi đó chất nhầy cũng sẽ dần mỏng đi và dễ trôi hơn. Lúc này mẹ chỉ cần bóp nhẹ phần bóng dụng cụ hút mũi rồi đưa đầu hút vào một bên mũi của bé, dùng ngón trỏ đè nhẹ vào cánh mũi bên kia và dần dần thả bóng ra. Mẹ tiếp tục lặp lại động tác tương tự với bên mũi còn lại của bé, như vậy đờm sẽ theo không khí được hút ra ngoài. Mẹ nên tích cực duy trì thực hiện việc hút mũi cho bé mỗi ngày 1 lần cho đến khi con không còn hiện tượng thở khò khè và tắc nghẹt đờm nữa mẹ nha.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ biết cách chữa đờm an toàn và hiệu quả cho bé ngay tại nhà. Chúc mẹ thành công nhé!


Theo Bibabo.vn
Xem thêm