Tài khoản

3 loại bệnh bé thường mắc phải trong mùa mưa và cách phòng tránh

Cửa hàng Bibabo 5 năm trước

Mùa mưa đến là thời điểm mà trẻ dễ mắc bệnh nhất vì lúc này khí hậu ẩm thấp, tạo điều kiện cho siêu vi, vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh phát triển. Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh. Dưới đây là 3 loại bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa mưa mà mẹ cần quan tâm để có thể hạn chế tối đa việc mắc bệnh cho con nhé. 

1. Cảm cúm, nhiễm lạnh

Thời tiết ẩm thấp, mưa gió khiến mọi người rất dễ nhiễm lạnh, nhất là trẻ nhỏ. Đây là những bệnh truyền nhiễm do một số virus khác nhau gây ra và thường xảy ra nhất trên thế giới. Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh về hô hấp trẻ rất dễ mắc phải.

Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác. Do đó, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa mắc bệnh cho trẻ.


Cách phòng tránh:

- Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

- Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.

- Cho bé uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.

- Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé uống nước đầy đủ để giúp bé có sức đề kháng. Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

- Giữ nhà ở luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

2. Sốt rét & sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như trụy tim mạch, xuất huyết ồ ạt... Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi.

Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa. Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh nên bệnh sốt xuất huyết thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em. 


Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: 

– Giai đoạn sốt ban đầu: Sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da sung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, có chấm xuất huyết dưới da. Xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, tiêu ra máu, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần. 

– Giai đoạn nguy hiểm: Thường rơi vào ngày thứ 3 -7 của bệnh. Biểu hiện trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, có thể tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to. Có thể có các biểu hiện như thoát huyết tương. 

– Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ. Biểu hiện của trẻ: Hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều. Khi xét nghiệm máu thì số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng. 

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết, sốt rét:

- Thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy. 

- Phòng chống muỗi đốt cho trẻ, mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày.

Cách xử trí khi trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết: 

- Không cạo gió, tránh tuyệt đối dùng aspirin và Ibuprofen để hạ sốt. 

- Nếu có một trong các dấu hiệu này cần cho trẻ nhập viện ngay: Sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chân tay lạnh, trẻ đang tỉnh táo bỗng lừ đừ, có khi vật vã, đau bụng dữ dội, da đổi màu. 

3. Các bệnh về da

Bệnh chàm: Chàm là một căn bệnh phổ biến, chiếm 1/4 trong tổng số các bệnh về da liễu. Chàm cũng là một bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh phổ biến, kể cả khi trẻ dưới 6 tháng tuổi đều có thể gặp phải. 

Một khi phát hiện bé bị chàm, hãy đưa bé đến bệnh viên da liễu để thăm khám. Các bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc bôi có chứa dermoticoit để điều trị. Đồng thời, mẹ cần tắm rửa bé thường xuyên với nước ấm và chăm sóc, làm vệ sinh sạch sẽ cho bé.

Rôm sảy: Rôm sảy là một trong những bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh xuất hiện phổ biến mỗi khi hè về. Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến mồ hôi bị tắc. Thời tiết nóng bức khiến mồ hôi thay vì bài tiết ra ngoài thì ứ đọng lại cơ thể. Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng có thể bị rôm sảy vậy nên cách tốt nhất là mẹ nên theo dõi thường xuyên và phòng ngừa để hạn chế tối đa khả năng bé gặp phải vấn đề này. 

Cách phòng ngừa và điều trị khi bé bị rôm sảy: 

– Mẹ nên cho bé mặc một lớp quần áp có chất liệu vải mềm, thoáng mát, thấm hút tốt. 

– Khi thời tiết nắng nóng khiến trẻ ra mồ hôi nhiều, các mẹ hãy thay áo ngay. 

– Nên tắm rửa bé hàng ngày với nước sạch, sau đó lau khô và thoa phấn rôm em bé để làn da bé luôn khô thoáng. 

– Tuyệt đối không được tác động mạnh, làm trầy xước vùng da nổi rôm. 

Lác sữa: Lác sữa là một bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh, xảy ra nhiều nhất vẫn là ở những bé trên 6 tháng tuổi. Bệnh thường xảy ra ở bé có cơ địa dễ dị ứng. 

Khi mới phát bệnh, chúng ta dễ thấy những đốm đỏ li ti xuất hiện ở mặt, hai má. Về sau, lác sữa nổi thêm mụn nước và lan đến lưng, ngực và tay chân. Trường hợp nặng nhất là chúng chuyển sang nứt nẻ, đóng mày và có thể tróc vẩy bất cứ lúc nào. 

– Khi phát hiện bệnh ở mức độ nhẹ, mẹ có thể tắm rửa cho bé hàng ngày với dung dịch làm sạch da physiogel, cetaphil, oilatum. 

– Nếu bệnh tái phát nặng hơn, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Không nên tự ý cho bé dùng thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

– Hãy để bé ở trong môi trường thoáng mát, tránh tiếp xúc với chó mèo. 

Bệnh Tay - chân - miệng: Là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành dịch. Khi phát dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh hay qua bàn tay chăm sóc của người chăm sóc.

Cách phòng tránh:

- Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ thường xuyên. 

- Ăn chín, uống sôi. 

- Khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh. 

Tóm lại, phần lớn các trẻ mắc bệnh liên quan đến hô hấp, sốt xuất huyết hay tay chân miệng... đều do hệ miễn dịch của bé còn non nớt, chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng còn yếu. Vì thế, phòng bệnh lúc nào cũng hơn chữa bệnh. Tăng sức đề kháng cho con là cách để bảo vệ cơ thể bé khỏe mạnh, ít ốm vặt, mẹ con sẽ không phải lúc nào cũng dắt díu nhau vào viện. Ngoài ra, sức đề kháng tốt còn giảm thiểu nguy cơ biếng ăn gây chững cân ở trẻ. 

Cách tăng sức đề kháng cho bé để ngăn ngừa cảm cúm, bớt ốm vặt

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ có nhiều cách, đơn giản nhất là can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng, cho trẻ ăn đúng loại, đúng cách.

- Các loại rau củ quả chứa vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ như ớt chuông, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, cam… Vitamin C giúp cơ thể sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại các virus gây bệnh. Mẹ cũng lưu ý nên cho trẻ dùng luôn cả cái thay vì chỉ uống nước ép hoặc rau củ đông lạnh bị hao hụt lượng lớn vitamin C trong quá trình bảo quản.

- Sữa chua chứa men vi sinh giúp cân bằng hệ tiêu hoá vốn còn non nớt của trẻ. Hệ tiêu hoá hoạt động tốt sẽ tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân đều. Các lợi khuẩn có trong sữa chua cũng đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch (hơn 70% tế bào miễn dịch trong cơ thể nằm ở hệ tiêu hoá), tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

- Các loại đậu thuộc nhóm thực phẩm giàu khoáng chất như Kẽm, Sắt,.. giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể của trẻ nhỏ. Kẽm cũng như Sắt, giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, giảm nguy cơ nhiễm trùng hay nhiễm bệnh như cảm lạnh. Kẽm còn đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển của các tế bào bạch cầu – đảm nhiệm vai trò phát hiện virus gây bệnh. Ngũ cốc nguyên cám hay còn lại là ngũ cốc nguyên vỏ chứa nhiều axit béo Omega – 3 có lợi cho sự phát triển trí não ở trẻ. Omega – 3 đồng thời hỗ trợ “cuộc chiến” chống lại vi khuẩn của các tế bào bạch cầu hiệu quả hơn.

- Ngoài việc cung cấp các loại thực phẩm cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng sức tăng cường sức đề kháng, tạo tiền đề cho bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. 

Pediakid tăng sức đề kháng, chống ốm vặt của Pháp được chiết xuất từ cây Enchineace, nhân sâm, vitaminC, Keo ong, Cao việt quất giúp tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng và phòng chống bệnh tật. Men tiền sinh học Prébiotic trong Pediakid ngoài việc giúp ổn định hệ vi khuẩn trong đường ruột còn kích thích niêm mạc ruột sản xuất ra các kháng thể bảo vệ niêm mạc ruột chống lại sự xâm lấn của các vi khuẩn có hại. 


Pediakid được dùng cho bé từ 6 tháng tuổi, uống sau bữa ăn sáng và bữa trưa. Bác sĩ khuyên dùng một liệu trình từ 1-2 tháng, có thể lặp lại nhiều lần trong năm, dùng cho trẻ hay ốm, sốt hay các bệnh lý nhiễm trùng hoặc để dự phòng bệnh giúp rút ngắn thời gian điều trị và kéo dài thời gian giữa các lần bị bệnh của trẻ.

Vitamin tổng hợp Wellbaby tăng đề kháng cho bé (6 tháng - 4 tuổi) có chiết xuất từ mạch nha và hạt lanh, giúp bổ sung 14 vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sự phát triển của não, mắt, xương cứng cáp hơn, hỗ trợ cho sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. 


Sữa non Ternicol Thụy Điển cũng là sản phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bé rất tốt. Sữa non của bò được sản xuất trong vòng 3 ngày sau sinh, có tác dụng gần giống sữa non của các bà mẹ nhưng hệ miễn dịch thì cao hơn rất nhiều, có thể lên đến hơn 4 lần hệ miễn dịch của sữa mẹ. Sữa non Ternicol Thụy Điển như một loại vắc xin tự nhin và an toàn, giúp trẻ có sức đề kháng vượt trội, chống chọi được với các loại bệnh, virut, vi khuẩn, chống loãng xương, còi xương, giúp bé tiêu hóa tốt hơn. 

Sữa non Ternicol Thụy Điển dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, các bé nào sức khỏe kém hay ốm vặt có thể dùng liên tục. Mỗi ngày uống từ 1-3 lần, mỗi lần 2 thìa và uống lúc đói là tốt nhất. 


Tóm lại:

- Pediakid được dùng cho bé từ 6 tháng tuổi đến 15 tuổi, dùng cho trẻ hay ốm, sốt hay các bệnh lý nhiễm trùng hoặc để dự phòng bệnh giúp rút ngắn thời gian điều trị và kéo dài thời gian giữa các lần bị bệnh của trẻ.

- Vitamin tổng hợp Wellbaby dùng cho bé từ 6 tháng đến 4 tuổi, hỗ trợ tăng cường phát triển não, mắt, xương và tăng sức đề kháng cho bé. 

- Sữa non Ternicol Thụy Điển dùng cho bé dưới 1 tuổi, các bé hay ốm vặt hoặc sức khỏe kém. 

Hệ miễn dịch của trẻ được bảo vệ, đồng nghĩa với một hệ tiêu hoá tốt, sẽ giúp cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất cung cấp, hỗ trợ trẻ duy trì đà tăng trưởng tốt và hạn chế các bệnh vặt. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc cha mẹ nên sớm có kế hoạch tăng cường sức đề kháng cho trẻ thay vì đợi đến khi trẻ thật sự mắc bệnh hay gặp vấn đề về cân nặng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.

Trên đây là 3 loại bệnh thường gặp nhất ở trẻ vào mùa mưa mà mẹ nên biết để có thể phòng ngừa và phát hiện kịp thời nếu bé mắc phải. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ trong việc bảo vệ sức khỏe của bé yêu, nhất là vào thời điểm mưa nắng thất thường như hiện nay. 

Theo Bibabo.vn