Tài khoản

90% mẹ bầu mắc sai lầm khi uống sắt gây nguy hiểm cho thai nhi

Cửa hàng Bibabo 4 năm trước 26 bình luận

Mẹ bầu thiếu sắt trong thai kỳ có nguy cơ sinh non, sảy thai liên tiếp, băng huyết khi sinh, thai nhi thiếu sắt có nguy cơ tự kỷ, chậm phát triển não

Xem nhanh

  • Bà bầu uống sắt lúc nào là tốt nhất?
  • Có nên uống sắt cùng canxi không?
  • Phụ nữ mang thai cần bổ sung bao nhiêu sắt?
  • Bà bầu nên bổ sung sắt II hay sắt III sẽ tốt hơn?
  • Bà bầu nên uống sắt nước hay viên sắt?

Xem thêm

1Bà bầu uống sắt lúc nào là tốt nhất?

Thời điểm uống sắt vào lúc nào tốt nhất? Theo bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu nên uống sắt lúc sáng sớm sẽ có tác dụng tốt, vì lúc này cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài và cũng chính vào khoảng thời gian này là lúc hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất. Vì vậy, mỗi ngày uống sắt vào buổi sáng là điều được các chuyên gia khuyến khích.

Bà bầu uống sắt lúc nào là tốt nhất?

Sắt được hấp thu tốt nhất vào thời điểm mẹ đang đói vì thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt. Thời điểm tốt nhất để uống viên sắt thường là trước khi ăn sáng 1 giờ hoặc sau khi ăn sáng 2 giờ. Uống sắt với ít nhất nửa cốc nước và không nhai viên thuốc khi uống.

2Có nên uống sắt cùng canxi không?

Không nên uống canxi cùng với sắt bởi vì nếu liều lượng của canxi ở mức 300mg có thể gây ra cản trở sự hấp thụ của sắt. Đây chính là một lưu ý dành cho mẹ khi uống sắt, mẹ hãy cân đối liều lượng và thời gian uống thuốc để tránh gây nên hiện tượng các khoáng chất cản trở sự hấp thụ lẫn nhau.

Vitamin C có tác dụng khử Fe3+ thành Fe2+ để sắt dễ hấp thu hơn, vì vậy mẹ nên uống nước cam để chất sắt được hấp thụ vào cơ thể tốt hơn. Trong protein động vật cũng chứa chất giúp hỗ trợ hấp thụ sắt tối ưu, vì vậy mẹ nên bổ sung cá, thịt trong các bữa ăn hàng ngày ngày. Tuy nhiên cần chú ý tránh các thức uống gây kích thích như trà, cà phê, nước giải khát có gas vì chúng cản trở quá trình hấp thụ của sắt.

Mẹ bầu không nên uống sắt và canxi chung với nhau

Không nên uống chung sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp.

Mẹ cũng có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như: hàu, thịt bò, cá và thịt gà... ăn những thực phẩm này kèm với những thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn (nên uống cách bữa ăn ít nhất 1 giờ), vì những thức uống này có chứa caffein, tanin sẽ làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

3Phụ nữ mang thai cần bổ sung bao nhiêu sắt?

- Mỗi bà bầu cần bổ sung 14,8 mg sắt mỗi ngày

- Nếu thiếu hụt sắt nghiêm trọng, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt với liều lượng cao hơn.

Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt?

4Bà bầu nên bổ sung sắt II hay sắt III sẽ tốt hơn?

Thuốc sắt cho bà bầu được chia thành các dạng bổ sung phổ biến sau: sắt dạng phức hợp sắt 2, sắt dạng phức hợp sắt 3 và sắt ở dạng các acid amin.

- Sắt dạng phức hợp sắt 2 (ferrous Iron) được khuyên dùng nhất vì hàm lượng sắt nguyên tố cao nhất, dễ được hấp thu bởi ruột non, giá thành không quá cao và dễ tiếp cận hơn cả. Tuy nhiên uống sắt 2 mẹ bầu sẽ thấy có một số tác dụng phụ như buồn nôn, đầy hơi, táo bón, đau bụng, phân đen… Loại sắt 2 này bao gồm sắt vô cơ (sắt sulfate) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate). Trong đó sắt hữu cơ được đánh giá là dễ hấp thụ và ít gây táo bón hơn.

- Sắt dạng phức hợp sắt 3 (ferric Iron) ít gây ra tác dụng phụ hơn loại sắt 2. Tuy nhiên khả dụng sinh học của loại này thường thấp hơn 3-4 lần so với sắt 2. Sắt 3 cần phải chuyển đổi thành sắt 2 để có thể được hấp thụ ở ruột non. Để quá trình chuyển đổi này diễn ra tốt thì mẹ cần sự hỗ trợ của Vitamin C từ thuốc bổ sung hoặc rau quả.

Bà bầu nên bổ sung sắt II hay sắt III sẽ tốt hơn?

- Sắt ở dạng các acid amin như sắt amino acid chelate, sắt diglycinate, sắt bisglycinate… Loại này được đánh giá là gây ra tác dụng phụ ít hơn đáng kể so với loại sắt 2. Tuy nhiên sắt ở dạng các acid amin thường không có đủ hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi viên thuốc để giúp điều trị thiếu hụt. Loại này thường chỉ dùng để duy trì mức độ sắt hoặc ngăn ngừa sự thiếu hụt có thể xảy ra. Nhưng vẫn dùng tốt cho mẹ bầu vì vẫn có nguồn bổ sung sắt khác bằng thực phẩm mà.

=> Lời khuyên: Chọn thuốc sắt cho bà bầu thì thứ tự ưu tiên là sắt 2, sắt 3 và sắt dạng acid amin. Nếu mẹ bầu còn e ngại sắt 2 nhiều tác dụng phụ thì có nhiều cách để giảm bớt chúng. Mẹ có thể dùng thêm các chất bổ sung khác, ăn uống nhiều rau xanh, trái cây…Hiện nay cũng có nhiểu nghiên cứu tạo ra các công thức mới để có thể giảm bớt các tác dụng phụ này.

5Bà bầu nên uống sắt nước hay viên sắt?

Thuốc sắt cho bà bầu cũng đang được bào chế dưới 2 dạng sắt nước và viên sắt:

- Sắt nước: Giúp mẹ bầu hấp thụ tốt, ít gây táo bón hay nóng. Tuy nhiên lại dễ gây buồn nôn, khó chịu.

- Viên sắt: Có ưu điểm dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước, gây nóng trong nhiều hơn.

Bà bầu nên uống sắt nước hay viên sắt?

=> Lời khuyên: Chọn sắt ở dạng hữu cơ dạng viên sắt hay sắt nước thì tùy vào thể trạng mỗi mẹ bầu. Với mẹ hay nóng trong, dễ bị táo bón thì nên sử dụng sắt nước. Ngược lại các mẹ nào hay buồn nôn thì nên sử dụng sắt dạng viên sẽ tốt hơn.

6Chọn sắt cho bà bầu cần chú ý điều gì?

Về cơ bản các loại thuốc sắt cho bà bầu không khác nhau nhiều nhưng vẫn cần chọn lựa kỹ lưỡng. Loại nào phù hợp với các yêu cầu của mẹ bầu nhất chính là thuốc sắt tốt cho bà bầu nhất.

- Kiểm tra hàm lượng sắt nguyên tố trên nhãn mác: Có nghĩa là mẹ không cần quá quan tâm đến hàm lượng sắt sulfate, sắt fumarate hay sắt gluconate…là bao nhiêu. Mà hãy xem lượng sắt nguyên tố có trong đó như thế nào. Sắt sulfate có 20% hàm lượng sắt nguyên tố. Sắt fumarate có hàm lượng sắt nguyên tố cao nhất 33%. Sắt gluconate có tỷ lệ thấp nhất trong 3 loại là 12%. Cũng có các loại sắt khác nữa nhưng ít phổ biến hơn.

Chọn sắt cho bà bầu cần lưu ý về hàm lượng sắt nguyên tố

- Thuốc sắt cho bà bầu nên kết hợp với vitamin C, acid Folic, Vitamin B6 và Vitamin B12 để quá trình tạo máu diễn ra thuận lợi nhất. Vitamin C còn giúp hấp thu và chuyển hóa sắt tốt hơn, đồng thời giúp mẹ bầu giảm bớt táo bón và các triệu chứng khó chịu khác. Hãy bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây…Mẹ có thể uống sắt cùng với 1 cốc nước cam vừa để dễ uống hơn và cũng dễ hấp thu sắt hơn.

- Dễ uống: Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng sắt có hàm lượng sắt nguyên tố cao mới là tốt nhất... Cho nên “nhắm mắt nhắm mũi” uống mặc dù thấy khó uống quá. Rồi uống xong thì nôn hết dẫn đến “xôi hỏng bỏng không”. Vì thế mẹ hãy chọn loại sắt mà mình thấy dễ uống nhất để việc bổ sung sắt hàng ngày cho mẹ bầu suốt thai kỳ không trở thành cơn ác mộng đáng sợ nha mẹ.

7Các loại viên uống bổ sung sắt cho mẹ bầu dễ hấp thụ, dễ uống và ít gây táo bón

Với những mẹ bầu bận rộn ít có thời gian tính toán thực đơn ăn cung cấp đủ sắt và mong muốn sự tiện dụng thì có thể sử dụng viên uống bổ sung sắt, nhưng cần cân đối liều lượng phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Chỉ bổ sung sắt liều cao khi có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Để cung cấp sắt đủ nhu cầu của cơ thể, tránh những triệu chứng của bệnh thiếu sắt như mệt mỏi, kiệt sức, đau đầu, và nguy hiểm cho thai nhi thì mẹ có thể tham khảo một số viên uống bổ sung sắt dưới đây:

7.1. Blackmores Pregnancy Iron của Úc

Blackmores Pregnancy Iron là viên uống bổ sung sắt dành riêng cho phụ nữ mang thai. Ở dạng sắt 2 Glycinate dễ hấp thụ hơn, nhẹ nhàng với hệ tiêu hóa và ít gây táo bón, buồn nôn hơn cho mẹ bầu. Thành phần của sắt Blackmores không có gluten, men, bột mỳ, chất bảo quản, chất tạo màu, hương liệu…nên rất an toàn.

Sắt Blackmores ở dạng sắt 2 Glycinate dễ hấp thụ, ít táo bón

Thuốc sắt cho bà bầu Blackmores Pregnancy Iron dạng viên nên rất dễ uống không gây buồn nôn. Hàm lượng sắt nguyên tố 24mg đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày cho bà bầu. Tuy trong thành phần của sắt Blackmores không có thêm các vitamin B, Vitamin C hay acid Folic nhưng nếu các mẹ bầu đang uống các loại vitamin tổng hợp có bổ sung acid Folic, vitamin B, C thì vẫn hỗ trợ tốt cho việc hấp thu sắt.

7.2. Doppelherz Haemo Vital của Đức

Doppelherz Haemo Vital của Đức bổ sung sắt cho bà bầu ở dạng sắt 2 dễ hấp thụ. Trong thành phần của 1 viên sắt Doppelherz Haemo Vital còn chứa các loại vitamin A (400 mcg), vitamin B6 (1.4 mg), vitamin B12 (2.5 mcg) giúp quá trình tạo máu diễn ra thuận lợi nhất, giúp hấp thu và chuyển hóa sắt tốt hơn, đồng thời giúp mẹ bầu giảm bớt táo bón, bớt buồn nôn khi uống sắt.

 Sắt Doppelherz Haemo Vital bổ sung sắt 2, vitamin A, B6, B12 giúp hấp thu và chuyển hóa sắt tốt hơn, giảm bớt táo bón, buồn nôn

7.3. Nature Made Iron của Mỹ

Theo phản hồi từ nhiều mẹ bầu, viên uống bổ sung sắt Nature Made Iron không gây táo bón, một điều cực kỳ bất tiện và thường gặp phải khi các mẹ bầu dùng các sản phẩm bổ sung sắt khác. Viên uống bổ sung sắt Nature Made Iron 65mg cũng khắc phục được nhược điểm viên to khó uống của nhiều hãng, với thiết kế viên nhỏ dễ nuốt, lọ 180 viên tiết kiệm chi phí cho mẹ bầu.

Sắt Nature Made Iron bổ sung sắt 2 không gây táo bón, viên nhỏ dễ nuốt

7.4. Vitabiotics Feroglobin nội địa Anh

Đây cũng là một trong những viên uống bổ sung sắt chất lượng và an toàn của Anh. Thành phần của Vitabiotics Feroglobin Anh ngoài việc cung cấp 17mg sắt nguyên tố dạng sắt 2 hữu cơ fumarate dễ hấp thụ và ít gây táo bón hơn thì còn bổ sung thêm Acid Folic (400mcg), vitamin B6 (5mg), vitamin B12 (10mcg) giúp dễ hấp thu và chuyển hóa sắt hơn. Mẹ bầu sẽ không bị khó chịu khi uống, ít bị táo bón, buồn nôn.

Sắt Vitabiotics Feroglobin dạng viên cung cấp sắt 2 hữu cơ fumarate dễ hấp thụ và ít gây táo bón hơn

Ngoài ra, Vitabiotics Feroglobin cũng có sắt dạng nước Feroglobin Liquid giúp cho sự hấp thụ sắt của cơ thể dễ dàng và nhanh chóng hơn, ít gây táo bón và nóng trong hơn. Bên cạnh đó, Feroglobin Liquid còn cung cấp các vitamin nhóm B, C, khoáng chất, acid folic là các thành phần quan trọng trong quá trình hình thành máu. 

Sắt Feroglobin Liquid dạng nước giúp hấp thụ sắt nhanh, ít gây táo bón và nóng trong hơn.

Feroglobin Liquid được chiết xuất dưới dạng syro có vị cam, mật ong thơm mát, nên khi uống sẽ không có cảm giác ghê cổ hay buồn nôn. Loại sắt nước này không chỉ tốt cho bà bầu mà còn phù hợp với cả những trẻ biếng ăn, lười ăn, giúp trẻ ngon miệng, hỗ trợ chứng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Để tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, các mẹ hãy tìm hiểu sản phẩm kỹ càng và tham khảo địa chỉ mua hàng uy tín như Bibabo nhé.

=> Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào có thể comment SỐ ĐIỆN THOẠI để Bibabo hỗ trợ giải đáp và tư vấn kỹ lưỡng hơn cho mẹ nhé!


Theo Bibabo.vn
Xem thêm