Tài khoản

Bật mí cách chữa chân vòng kiềng cho bé hiệu quả nhất hiện nay

Duy Phương 4 năm trước 5 bình luận

Tình trạng chân vòng kiềng tuy không làm tác động đến sức khỏe nhưng nó lại gây ảnh hưởng đến ngoại hình và dáng đi của trẻ sau này, đặc biệt là đối với các bé gái. Vậy cách chữa chân vòng kiềng cho bé hiệu quả nhất là gì?

Trẻ bị chân vòng kiềng, nguyên nhân vì đâu?

Tình trạng trẻ bị chân vòng kiềng xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là do sinh lý và do bệnh lý.

Về mặt sinh lý

Đây là hậu quả từ tư thế nằm của thai nhi trong tử cung của mẹ, khi 2 chân bắt chéo nhau khiến chân trẻ sơ sinh bị cong bẩm sinh. Mẹ có thể nhìn rõ được tình trạng này trong khoảng 6 tháng đầu đời.


Đối với việc chân trẻ bị cong bẩm sinh thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng, vì khi trẻ được hơn 1 tuổi thì chân bé sẽ tự thẳng ra nhờ vào khả năng hoạt động, đi lại nhiều nên xương tự điều chỉnh lại.

Về mặt bệnh lý

  • Thiếu vitamin D là nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ bị chân vòng kiềng. Bởi thiếu vitamin D sẽ dẫn đến việc hấp thụ canxi bị cản trở và một khi cơ thể trẻ không đủ canxi thì xương của trẻ sẽ bị yếu đi, kém phát triển và không thể “gánh vác” nổi trọng lượng của cơ thể trẻ và gây biến dạng xương, trong đó chân vòng kiềng là dấu hiệu phổ biến nhất.
  • Không những vậy, việc bố mẹ tập đi cho trẻ quá sớm so với tuổi của trẻ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng. Thường thì khi trẻ được 7 – 9 tháng tuổi mới có khả năng đứng dậy, lúc này bố mẹ đừng quá gấp gáp cho trẻ tập đi ngay mà hãy để trẻ tự phát triển một cách tự nhiên và chỉ hỗ trợ khi trẻ đã sẵn sàng.
  • Ngoài ra, do tư thế bồng bế của bố mẹ sai cách và kéo dài trong một thời gian dài cũng khiến chân trẻ bị cong. Thường là những tư thế như cặp bé bên hông hoặc trước ngực cho chân quặp vào bụng hoặc do thói quen địu bé trên lưng.
  • Cuối cùng, một số nguyên nhân khác như cho bé dùng xe tập đi từ sớm (trước 9 tháng tuổi) hoặc do trẻ bị béo phì, cân nặng của trẻ đã vượt quá mức chịu đựng của bộ xương nên gây ra tình trạng không ngoài ý muốn.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị chân vòng kiềng

  • Đối với người bình thường thì khi đứng thẳng và khép 2 chân vào sẽ thấy 2 chân song song nhau, 2 đầu gối và 2 mắt cá 2 chân đều sát khít vào nhau.
  • Còn đối với chân vòng kiềng thì khi trẻ đứng thẳng người, 2 khớp gối lại nghiêng vào bên trong làm cho 2 đầu gối không thẳng khít vào nhau được và cách nhau khoảng 1,5cm. Hoặc cũng có trường hợp khớp gối thì bình thường nhưng cẳng chân cong vào trong hoặc có hình cung và khoảng cách hở là khoảng > 1,5 cm.

Trẻ bị chân vòng kiềng có nguy hiểm không?

Thường thì trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng ở mức độ nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu trẻ bị chân vòng kiềng nặng thì nó sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của trẻ, thậm chí trẻ sẽ cảm thấy đau, thường xuyên mất thăng bằng rồi bị ngã. Nghiêm trọng hơn nó còn làm ảnh hưởng đến khớp gối, đầu gối, phần hông của trẻ, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt.

Cách chữa chân vòng kiềng cho bé hiệu quả

Hiện nay, với sự phát triển của y khoa thì cách chữa chân vòng kiềng cho bé là điều hoàn toàn có thể. Phần lớn, những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nếu bị chân vòng kiềng thì đó có thể là do bẩm sinh và sau khoảng 1 tuổi sẽ tự khỏi. Còn nếu trẻ trên 14 tháng mà vẫn còn bị chân vòng kiềng thì cần được can thiệp chữa trị ngay.

Nếu chỉ ở mức nhẹ thì cách chữa trị khá đơn giản, chỉ cần mỗi tối trước khi đi ngủ bố mẹ có thể dùng vải buộc vào 2 chân bé lại với nhau, sáng cởi ra. Tuy nhiên, không phải cuốn bừa đâu nhé mà cần phải có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn.

Và phương pháp thứ 2 áp dụng cho những trường hợp bị nặng đó là nẹp – bó bột và phẫu thuật xương. Tuy nhiên, chỉ khi nào phương pháp bó chân không có kết quả thì các bác sĩ mới can thiệp bằng phẫu thuật.

Nguồn: conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn