Tài khoản

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa tiếp không hay nên dừng lại?

Đình Hoa 4 năm trước

Trẻ bị đầy bụng là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào và nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một số mẹ khi thấy bụng con ọc ạch, khó chịu liền băn khoăn rằng không biết bé bị đầy bụng có nên uống sữa tiếp hay không? Việc uống sữa liệu có làm con bị đầy bụng hơn không?

Những biểu hiện của triệu chứng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ chính là bị căng trướng vùng thượng vị (dưới xương ức), ợ hơi, ợ chua, đau âm ỉ, có khi kèm táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, hơi thở ngắn… Mặc dù đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nhưng nếu mẹ cứ để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của con.

Vì sao trẻ bị đầy bụng?


Trước khi tìm hiểu liệu bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không thì các mẹ nên xác định rõ nguyên nhân khiến con khó chịu. Cụ thể là những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Do chế độ ăn uống của mẹ: Đa phần những trẻ còn đang bú mẹ bị đầy bụng là do chế độ ăn uống của mẹ chưa hợp lý. Nếu mẹ ăn phải thức ăn ôi thiu, đồ ăn dầu mỡ, có tính hàn, có nhiều vị tanh khi còn trong thời gian ở cữ sẽ làm giảm chất lượng nguồn sữa và ảnh hưởng đến con.
  • Do bé không dụng nạp lactose trong sữa: Lactose là thành phần có trong hầu hết các loại sữa và khi cơ thể bé không thể dung nạp được hoặc không dung nạp hết Lactose, bé cũng sẽ bị đầy bụng.
  • Do di ứng với protein trong sữa: Nhiều trường hợp bé bị dị ứng với thành phần này trong sữa. Việc này có thể khiến bé tiêu chảy, nôn trớ ngoài biểu hiện đầy bụng, khó tiêu.
  • Do thay đổi chế độ ăn đột ngột: Trường hợp trẻ đang bú mẹ chuyển sang bú bình; đang bú sữa hoàn toàn chuyển sang ăn dặm,… sẽ khiến hệ đường ruột con còn non yếu và chưa làm quen ngay được với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
  • Do dùng kháng sinh hoặc thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh sẽ làm giảm men tiêu hóa trong đường ruột trẻ. Tình trạng đầy bụng cũng là biểu hiện của chứng dị ứng với các thành phần của thuốc chữa bệnh hoặc thuốc tiêm phòng.
  • Do trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón: Nếu bé bị trào ngược dạ dày, hơi bị tống xuất theo chiều ngược so với bình thường nên đây cũng là lý do vì sao bé hay bị trướng bụng, ợ hơi, dễ nôn ói.

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa tiếp hay không?

Không hẳn khi trẻ bị đầy bụng thì mẹ phải ngay lập tức “cắt” nguồn sữa của con. Thực tế, có rất nhiều trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ vẫn có thể tiếp tục bú bình thường ngay cả khi trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa. Bởi trong sữa mẹ có rất nhiều lợi khuẩn giúp sản xuất các men tiêu hóa cho con, chỉ khi bé bị đầy hơi, chướng bụng do uống phải sữa công thức có chứa đạm biến tính thì mẹ mới nên đổi sữa cho bé.

Chất đạm có cấu trúc gần với tự nhiên chính là loại đạm phù hợp cho sự hấp thu của trẻ. Trong đó, sữa mẹ có nguồn đạm, chất béo có cấu trúc phân tử ngắn, tương thích với hệ tiêu hóa của trẻ nhất nên việc tiếp tục cho trẻ bú mẹ sẽ kích thích sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Do đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng hoặc ngay cả từ những bà mẹ bỉm sữa xung quanh sẽ giúp mẹ lựa chọn đúng loại sữa cho bé uống.

Cách giúp bé ăn uống dễ tiêu

Triệu chứng đầy bụng, khó tiêu sẽ không còn xảy ra với trẻ nhỏ nếu cha mẹ nắm giữ những bí kíp sau:

  • Mẹ nên áp dụng phương pháp massage bụng cho trẻ để làm giảm lượng hơi trong dạ dày trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
  • Nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của trẻ bị đầy bụng (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát trẻ sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng.
  • Vỏ cam, quýt là bài thuốc đơn giản nhưng hiệu quả để điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, chữa tiêu chảy cho trẻ. Mẹ chỉ việc thái nhỏ và cho vào nước sôi để hãm trong khoảng 15-20 phút rồi cho trẻ uống khi nước còn nóng ấm.
  • Vỗ ợ hơi cho con để giảm triệu chứng nôn trớ, trào ngược thực quản ở các bé. Tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút thì mẹ vỗ nhẹ lưng bé cho đến khi bé phát ra những tiếng ợ hơi.
  • Để con xì hơi, mẹ hãy giúp bé đưa hơi từ dạ dày ra bằng cách ôm bé sát vào ngực, hơi ngả người ra sau hoặc mẹ bế bé sao cho bụng bé nằm ngang trên cánh tay mẹ. Sau đó, mẹ dùng tay vuốt lưng cho bé xì hơi dễ hơn.
  • Sử dụng tía tô để phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí chưng cách thủy cho nóng lên rồi cho trẻ uống khi còn ấm, giúp trẻ tiêu hóa thức ăn và chống dị ứng do thức ăn hiệu quả.

Nguồn: conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn