Tài khoản

Bệnh thủy đậu ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi như thế nào?

Thảo Phương 4 năm trước 5 bình luận

Bệnh thủy đậu là một trong những chứng bệnh nguy hiểm trong thai kỳ, thậm chí có thể gây dị tật thai nhi. 

Xem nhanh

  • Bệnh thủy đậu là gì? 
  • Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu đối với mẹ bầu
  • Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu đối với thai nhi
  • Cần làm gì khi bị bệnh thủy đậu? 

Bệnh thủy đậu rất hay gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Với người bình thường, bệnh thủy đậu không có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng với mẹ bầu, căn bệnh này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại đối với mẹ bầu và thai nhi. 

1Bệnh thủy đậu là gì? 

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ là loại bệnh do virus Varicella Zoster gây ra. Khi mắc bệnh thủy đậu, người bệnh xuất hiện ban đỏ ngứa, mụn rộp nước nổi khắp người; cơ thể sốt cao, mệt mỏi, suy nhược. 

Bệnh thủy đậu có thể lây lan từ mẹ bầu sang thai nhi và gây ra các dị tật bẩm sinh. Do đó, mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu cần đi khám ngay để được kiểm tra sức khỏe và lên kế hoạch điều trị đúng thích hợp, giảm tác động xấu đến thai nhi. 

Bệnh thủy đậu có thể lây lan từ mẹ bầu sang thai nhi (Ảnh: Internet)

2Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu đối với mẹ bầu

Bệnh thủy đậu ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và suy nhược. 

Mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu nặng có thể gây ra các biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm gan, các bệnh về mắt,..., trong đó, viêm phổi là biến chứng phổ biến nhất. 

3Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu đối với thai nhi

Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu đối với thai nhi phụ thuộc vào thời điểm mẹ bầu bị nhiễm bệnh. Cụ thể: 

  • Thai dưới 28 tuần tuổi: Thai ít bị ảnh hưởng.  

  • Thai từ 28 - 36 tuần tuổi: Thai có thể bị nhiễm virus nhưng không có biểu hiện triệu chứng. Mẹ bầu khi bị nhiễm thủy đậu sau 5 ngày đã có thể sản xuất kháng thể và truyền qua cho thai nhi chống lại virus gây bệnh, bảo vệ thai nhi tốt.

  • Thai trên 36 tuần tuổi: Đây là giai đoạn thai bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu mẹ bầu sinh bé trong vòng 7 ngày xuất hiện bóng nước hoặc tuần đầu sau sinh, thai nhi có thể bị mắc thủy đậu do cơ thể trẻ chưa tạo đủ kháng thể, và trẻ chưa nhận được kháng thể từ mẹ. Tỉ lệ tử vong của bé sơ sinh khá cao, có thể lên tới 30%.  

Trong giai đoạn mang thai, nếu bị mắc thủy đậu, mẹ bầu cần tiến hành siêu âm chi tiết để phát hiện dị tật hoặc bất thường ở thai nhi do bệnh thủy đậu gây ra. 

Thai nhi có thể mắc thủy đậu bẩm sinh (Ảnh: Internet)

4Cần làm gì khi bị bệnh thủy đậu? 

Với những mẹ bầu đã từng mắc bệnh thủy đậu hoặc đã tiêm phòng ngừa thủy đậu trước khi mang thai, mẹ không cần lo lắng, cũng không cần làm gì cả. Kháng thể được sản sinh chống lại thủy đậu sẽ bảo vệ bạn và thai nhi khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu. 

Với những mẹ bầu chưa từng bị thủy đậu và chưa tiến hành tiêm phòng ngừa thủy đậu trước khi mang thai, mẹ bầu nghi ngờ bị thủy đậu cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để biết rõ tình hình sức khỏe và nhận điều trị từ bác sĩ. 

Tiêm phòng thủy đậu là cách an toàn để bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi bệnh thủy đậu (Ảnh: Internet)

Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn, mẹ bầu cần chú ý một số nguyên tắc chăm sóc bản thân như sau: 

  • Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, không cần quá căng thẳng, lo lắng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.

  • Uống nhiều nước, sinh tố nước cam/bưởi để bổ sung vitamin C cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. 

  • Ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa.  

  • Tránh làm vỡ bóng nước vì dễ lây lan nhanh chóng. 

  • Không cần kiêng tắm rửa nhưng cần tránh sử dụng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao. 

  • Sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. 

Nếu bệnh trở nặng, cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời. 

Theo Bibabo.vn