Tài khoản

Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì ở trẻ

Mẹ Hoa 5 năm trước

Béo phì tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn tới vóc dáng và đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nếu không được điều trị và kiểm soát cân nặng kịp thời có thể dẫn đến nhiều tác động nguy hại cho sức khỏe.

1. Béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng tích trữ quá nhiều chất béo, lượng mỡ dư thừa phân bố bất thường trong cơ thể.

2. Cách tính chỉ số béo phì

Cách tính chỉ số béo phì dựa trên chỉ số BMI được tính từ cân nặng và chiều cao của trẻ.

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)] 2

Trong đó: BMI là chỉ số khối cơ thể.

  • Nếu BMI < 18,5: Trẻ bị thiếu cân.
  • Nếu 18,5 ≤ BMI < 25: Cân nặng của trẻ bình thường.
  • Nếu 25 ≤ BMI < 30: Trẻ bị thừa cân.
  • Nếu 30 ≤ BMI < 35: Trẻ béo phì cấp độ I.
  • Nếu 35 ≤ BMI < 40: Trẻ béo phì cấp độ II.
  • Nếu 40 ≤ BMI < 50: Trẻ béo phì cấp độ III.
  • Nếu BMI ≥ 50: Siêu béo phì cấp độ IV.

3. Nguyên nhân bệnh béo phì ở trẻ em

3.1. Yếu tố di truyền

Trẻ có bố mẹ hoặc một trong hai người bị béo phì có nguy cơ bị béo phì cao hơn trẻ bình thường. Gen di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến lượng chất béo tích trữ trong cơ thể và quá trình chuyển hóa, đốt cháy năng lượng.

Trẻ sinh ra có cân nặng trên 4kg cũng có nguy cơ cao bị béo phì sau này.

3.2. Lối sống sinh hoạt

Các thành viên trong gia đình sẽ có lối sống, thời gian sinh hoạt, thói quen ăn uống, nghỉ ngơi tương tự nhau. Nếu một thành viên trong gia đình bị béo phì thì các thành viên khác cũng có khả năng mắc bệnh.

3.3. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Hầu hết các trường hợp béo phì ở trẻ là do ăn uống không lành mạnh.

  • Một bữa ăn chứa quá nhiều calo.
  • Ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào.
  • Ăn nhiều thức ăn nhanh: Bim bim, khoai tây chiên, pizza...
  • Ăn quá nhiều đồ ngọt: Bánh, kẹo, bánh ngọt, kem...
  • Ăn quá nhiều bữa trong ngày.
  • Ăn ít rau xanh và hoa quả.

3.4. Ít vận động

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em có thể là do trẻ ít vận động, thường ngồi một chỗ xem tivi, nghịch điện thoại, ipad, lười tập thể dục, thể thao. Cộng với thói quen ăn vặt, uống nước ngọt khiến trẻ nạp quá nhiều năng lượng mà không hoạt động tiêu hao năng lượng. Lâu ngày dẫn đến béo phì.

3.5. Trẻ bị thiểu năng trí tuệ

Trẻ bị thiểu năng trí tuệ khiến khả năng tự kiềm chế ăn bị ảnh hưởng. Trẻ ăn không biết no và không biết điểm dừng khiến bản thân ăn quá mức. Ngoài ra, khả năng giao tiếp, chơi đùa của trẻ bị thiểu năng trí tuệ cũng hạn chế nên trẻ thường tự ngồi chơi một mình. Điều này khiến cho lượng mỡ thừa ngày càng tích tụ nhiều, gây béo phì ở trẻ.

Theo Bibabo.vn