Tài khoản

Cách kiểm soát chỉ số Axit uric cao khi mang thai chuẩn bác sĩ mẹ cần học hỏi

Duy Phương 4 năm trước

Tình trạng chỉ số Axit uric cao khi mang thai là điều không mẹ bầu nào mong muốn. Bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn sự phát triển của thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này nhé!

Chỉ số Axit uric là gì?

Axit uric là một sản phẩm thừa được sinh ra từ quá trình chuyển hóa purin. Chất này luôn tồn tại trong cơ thể nhưng nằm trong ngưỡng an toàn nên không gây hại cho sức khỏe. Nhưng một khi chỉ số này vượt ngưỡng cho phép thì sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Đối với phụ nữ mang thai, chỉ số Axit uric trong máu bình thường là 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít). Vì vậy, nếu sau khi kiểm tra mà chỉ số cao vượt mức này thì cũng đồng nghĩa với việc chỉ số Axit uric cao khi mang thai.

Dấu hiệu cảnh báo chỉ số Axit uric cao khi mang thai

Thực chất, chỉ cần các chị em phụ nữ mang thai chịu khó quan sát thì cũng có thể biết được những triệu chứng bất thường như:

  • Đột nhiên mẹ gặp các bệnh về thận hoặc viêm khớp.
  • Cảm thấy mệt mỏi, hay đau đầu, sốt khi thời tiết thay đổi.
  • Gặp khó khăn trong vấn đề tiểu tiện như tiểu khó, tiểu rắt, hay tiểu đêm.
  • Mẹ mất đi cảm giác ngon miệng dù chế độ dinh dưỡng cho bà bầu được xây dựng rất đa dạng.
  • Mẹ gặp khó khăn trong việc đi đứng, di chuyển, dễ bị tê bì tay chân.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể phải đối mặt với một số biến chứng như tim đập nhanh khi mang thai, đa xơ cứng khi mang thai…

Nguyên nhân khiến chỉ số Axit uric cao khi mang thai

Theo các chuyên gia thì tình trạng chỉ số Axit uric cao khi mang thai có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Mẹ bầu ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm, giàu purin như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản…là nguyên nhân khiến cho nồng độ Axit uric ngày càng cao. Nguyên nhân là vì lượng đạm quá lớn khiến Axit uric sản sinh quá nhanh mà thận lại không thể đào thải hết được.

Bà bầu mắc các bệnh lý

Một số bệnh lý như bà bầu bị cao huyết áo, tiểu đường thai kỳ… cũng là nguyên nhân làm tăng hàm lượng Axit uric máu.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng khiến chỉ số Axit uric cao khi mang thai là do trước khi mang thai mẹ đã bị rồi nhưng đến giai đoạn này mới được phát hiện.

Chỉ số Axit uric cao khi mang thai gây ra rủi ro gì?

Axit uric cao khi mang thai là một trong những tình trạng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu. Thậm chí, tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời cón gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi nữa.

Bệnh gout khi mang thai

Bà bầu bị gout là một bệnh không hiếm gặp và một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này đó là do chỉ số Axit uric cao khi mang thai. Khi mắc bệnh gout bà bầu sẽ phải đối mặt với rất nhiều cơn đau nhức khớp dữ dội và kéo theo đó là hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh thận

Thận và Axit uric là hai yếu tố có tác động qua lại. Tức là bệnh thận có thể khiến nồng độ Axit uric tăng cao và ngược lại. Khi Axit uric tăng quá cao sẽ kích thích thận hoạt động chức năng đào thải nhiều hơn. Hậu quả là về lâu dài gây ra suy giảm chức năng thận và muối urat có thể kết tinh tại thận hoặc đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến khả năng đào thải và bài tiết của cơ quan này.

Cao huyết áp

Nồng độ Axit uric cao, hiện tượng kết tinh muối urat có thể xuất hiện tại mạch máu khiến thành mạch phải chịu áp lực lớn và gây ra bệnh cao huyết áp.

Tiền sản giật

Đây là chứng rối loạn thai nghén nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tình trạng này phát sinh khi mẹ bầu mắc các bệnh như bà bầu bị cao huyết áp, tiểu đường, béo phì… Mà những bệnh lý này hoàn toàn có thể xảy ra khi Axit uric cao khi mang thai.

Cách khắc phục tình trạng Axit uric cao khi mang thai

Chỉ số Axit uric cao khi mang thai là tình trạng nguy hiểm. Chính vì thế nên ngay khi gặp phải tình trạng này mẹ nên báo ngay cho bác sĩ của mình để được khám, kiểm tra và có hướng điều trị an toàn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chủ động điều chỉnh những thói quen về ăn uống cũng như sinh hoạt để quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Mẹ nên thay nguồn đạm đó bằng những nguồn đạm an toàn hơn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Không nên thực hiện chế độ ăn uống kiêng cử khiến em bé thiếu chất và chậm phát triển.

Ngoài ra, khi bị tăng Axit uric thì mẹ nên nhớ phải uống nhiều nước, từ 2,5 – 3 lít/ngày để vừa đáp ứng được lượng nước cần thiết cho cơ thể vừa giúp hỗ trợ đào thải Axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Nghỉ ngơi và vận động khoa học

Mẹ bầu cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ và gần ngày dự sinh. Bên cạnh đó, mẹ cần có chế độ tập luyện, vận động phù hợp để vừa tăng cường sức khỏe cho kỳ sinh nở sắp tới vừa cải thiện tình trạng xương khớp và hạn chế việc tăng sản sinh Axit uric.

Khám thai định kỳ

Bất kỳ dấu hiệu nào mẹ cảm thấy không ổn hoặc dù không xảy ra bất kỳ tình huống nào mẹ cũng cần phải khám thai định kỳ thường xuyên theo lịch của bác sĩ để hạn chế tối đa các rủi ro.

Nguồn: colatatca.vn

Theo Bibabo.vn