Tài khoản

Chuẩn bị cho ngày vượt cạn an toàn với các lưu ý quan trọng

Elaine Đình 4 năm trước 8 bình luận

Đối với những ông bố bà mẹ lần đầu làm cha mẹ thường sẽ rất lúng túng không biết phải chuẩn bị như thế nào cho ngày chào đón con mình ra đời. Để giải tỏa bớt đi những lo lắng, những băn khoăn của các bố, các mẹ. Vượt cạn là hành trình gian nan nên mẹ bầu cần chuẩn bị kỹ về nhiều mặt để bé ra đời khỏe mạnh và an toàn hơn.

Nên chuẩn bị cho ngày vượt cạn từ tuần thứ mấy của thai kỳ?

Để chuẩn bị cho em bé chào đời là một quá trình lâu dài, kể từ lúc mới vừa cấn thai đến trong suốt quá trình mang thai đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên, sự chuẩn bị này không hẳn là phải mua gì, mang theo những gì mà chính sức khỏe thể chất và tinh thần mẹ mới thật sự quan trọng và cần được lưu ý. Do đó, mẹ bầu cần chuẩn bị một tâm lý thật tốt, một sự hiểu biết tốt để có thể sẵn sàng cho ngày vượt cạn.

chuan bi cho ngay vuot can an toan voi rat nhieu luu y quan trong nay 01

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên có thói quen vận động thường xuyên và phù hợp mỗi ngày thì rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt tốt cho ngày mẹ chuyển dạ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần nên lưu ý, việc vận động, đi bộ,... mẹ bầu tập thể dục cần phù hợp với sức khỏe. Tránh tình trạng tập sai tư thế, tập quá sức hoặc áp dụng các bài tập không phù hợp. Ngược lại mẹ bầu cũng không nên hạn chế vận động, trừ trường hợp có sự chỉ định của bác sĩ. 


Dấu hiệu báo hiệu mẹ sắp sinh

Không ít mẹ lần đầu đều thắc mắc dấu hiệu sắp sinh là gì. Có nhiều dấu hiệu báo hiệu cho biết rằng mẹ sắp bước vào cuộc chuyển dạ:

chuan bi cho ngay vuot can an toan voi rat nhieu luu y quan trong nay 02

  • Bụng mẹ bị tụt xuống: trước đây có thể bụng mẹ rất cao, chèn ép cơ hoành gây khó thở, tuy nhiên khi sắp chuyển dạ thì bụng sẽ tụt thấp rất rõ rệt.
  • Thứ 2, ngôi thai di chuyển xuống vùng chậu nhiều hơn nên mẹ bầu cảm thấy nặng ở vùng hạ vị, phải đi tiểu nhiều lần.
  • Thứ 3, mẹ bầu bị ra nhớt hồng, đây là chất nhầy ở cổ tử cung, khi mẹ sắp sinh thì chất nhầy này sẽ được tống ra ngoài qua đường âm đạo.
  • Thứ 4, nước ối vỡ và chảy ra.
  • Thứ 5, những cơn gò tử cung xuất hiện đều đặn, cứ 5 - 7 phút là cảm thấy có cơn gò kèm theo đau bụng. Và cơn gò này thường kéo dài trong khoảng 1 giờ đồng hồ.


Những trường hợp mẹ bầu cần lưu ý

Trong quá trình chuyển dạ nếu mẹ bầu phát hiện có các dấu hiệu như cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn hoặc nôn ói, sốt cao, hoặc trường hợp mẹ bầu bị ra máu ở đường âm đạo nhiều, ồ ạt thì 

cần đi khám ngay.

chuan bi cho ngay vuot can an toan voi rat nhieu luu y quan trong nay 03

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tập theo dõi cử động thai. Đây là cách thức giúp theo dõi sức khỏe thai nhi đơn giản mà mẹ bầu có thể tự mình thực hiện được. Để thực hiện việc theo dõi cử động thai thì mẹ bầu cần nhớ nguyên tắc số 3:

  • Mỗi ngày mẹ cần đánh giá cử động thai 3 lần: sáng, trưa, chiều hoặc sáng, chiều và tối.
  • Mỗi lần đánh giá cử động thai thì mẹ bầu cần theo dõi trong 30 phút. Và trong 30 phút này thì phải có tối thiểu 3 cử động thai. Trong trường hợp trong vòng 30 phút có từ 3 cử động thai trở lên được xem là bình thường. Còn nếu trong vòng 30 phút mà dưới 3 cử động thai thì mẹ cần theo dõi thêm 30 phút nữa, tức là 1 giờ đồng hồ. Trong vòng 1 giờ phải có tối thiểu cử động thai trở lên mới được xem là bình thường. Và nếu trong vòng 1 giờ không đủ 4 cử động thai thì cần theo dõi tiếp trong 12 giờ. Và trong 12 giờ phải có tối thiểu 10 cử động thai mới được xem là bình thường. Ngược lại thì mẹ cũng cần đi khám sớm.
    • Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý về cường độ của cử động thai xem có yếu đi hay không. Nếu phát hiện có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì nên đi khám để bác sĩ theo dõi sớm, tốt hơn cho thai nhi.


Theo Bibabo.vn