Tài khoản

Dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần cảnh giác

Mẹ Gà Bông 4 năm trước 14 bình luận

03 tháng cuối thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, mẹ bầu cần cẩn thận với những dấu hiệu sinh non.

Xem nhanh

  • Sinh non là gì? 
  • Nguyên nhân trẻ sinh non
  • Dấu hiệu sinh non
  • Mẹ làm gì khi có dấu hiệu sinh non? 
  • Nguy cơ sức khỏe ở trẻ sinh non

Xem thêm

Hiện tượng sinh non, sinh sớm so với ngày dự sinh không phải hiện tượng hiếm gặp ở mẹ bầu. Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các khuyết tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, hệ hô hấp và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. 

Em bé sinh non nếu không được hỗ trợ kịp thời có nguy cơ tử vong cao. Do đó, mẹ bầu cần nắm chắc những dấu hiệu sinh non dưới đây để ứng phó kịp thời nhé. 

Trẻ sinh non có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ sinh đủ ngày tháng (Ảnh: Internet)

1Sinh non là gì? 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ sinh non là trẻ ra đời trước khi thai được 37 tuần tuổi, thường từ tuần 23 đến tuần 37. 

2Nguyên nhân trẻ sinh non

Một số trường hợp sinh non không rõ lí do tại sao. Tuy nhiên, một số trường hợp khác sinh non chủ yếu do những nguyên nhân dưới đây: 

  • Nhau thai bất thường: Nhau tiền đạo, nhau bong non. 

  • Mẹ bầu mắc bệnh lý thai kỳ: Cao huyết áp, tiền sản giật,..

  • Mẹ bầu có tiền sử sinh non. 

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. 

  • Mẹ bầu lao động quá sức. 

  • Mẹ bầu hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng quá nhiều chất kích thích. 

  • Mẹ bầu có tử cung dị dạng: Tử cung 1 sừng, Tử cung có vách ngăn,... 

  • Mẹ bầu mang thai đôi, thai ba trở lên. 

  • Mang thai quá sớm sau khi mới sinh em bé trước. 

Mẹ bầu mang thai đôi, thai ba có nguy cơ sinh non cao hơn thai đơn (Ảnh: Internet)

3Dấu hiệu sinh non

  • Mẹ bầu có cảm giác nặng ở vùng bụng hoặc đau bụng, mót rặn. 

  • Xuất hiện nhớt màu hồng hoặc ra máu bất thường.  

  • Dịch nhầy tử cung tiết ra nhiều bất thường. 

  • Đau lưng, thường đau phần lưng dưới. Có thể đau liên tục hoặc đau từng cơn nhưng khi thay đổi tư thế, nghỉ ngơi vẫn không bớt đau. 

  • Đau quặn ở bụng dưới, đau như khi hành kinh hoặc rối loạn tiêu hóa, đầy hơi. 

Một số dấu hiệu dưới đây mẹ cũng có thể bắt gặp khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ đừng chủ quan. Hãy cảnh giác trước bất kỳ dấu hiệu bất thường nào mẹ không nắm chắc. 

4Mẹ làm gì khi có dấu hiệu sinh non? 

Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, bác sĩ sẽ quyết định cách thức điều trị cho mẹ, đảm bảo mẹ và bé đều khỏe mạnh. Lúc này, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Hãy tới các cơ sở khám chữa bệnh ngay khi có dấu hiệu sinh non (Ảnh: Internet)

5Nguy cơ sức khỏe ở trẻ sinh non

Trẻ sinh non nếu được hỗ trợ y tế kịp thời có thể phát triển bình thường như những trẻ sinh đủ ngày đủ tháng, thậm chí có thể phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, một số em bé sinh non không may mắn có thể gặp phải một số nguy cơ sức khỏe như: 

  • Hệ hô hấp phát triển chưa hoàn thiện dẫn đến suy hô hấp. 

  • Dễ mắc các bệnh lý về tim bẩm sinh. 

  • Não bộ của trẻ kém phát triển hơn trẻ khác, ảnh hưởng đến hoạt động và điều phối hoạt động của các bộ phận trên cơ thể. 

  • Dễ mắc các bệnh như thiếu máu, vàng da, một số bệnh liên quan đến máu. 

  • Hệ tiêu hóa hoạt động chưa tốt, dễ bị rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng ở trẻ. 

  • Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ mắc bệnh. 

6Cần làm gì để ngừa sinh non? 

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ngừa sinh non bằng cách chú ý chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt, tạo điều kiện tốt nhất cho bé yêu phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ: 

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học. 

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực. 

  • Không làm việc nặng nhọc quá sức, không nên với đồ trên cao. 

  • Không hút thuốc, tránh rượu bia và các chất kích thích. 

  • Không sử dụng thuốc bừa bãi, chỉ dùng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

  • Khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ. 

  • Đi khám sức khỏe ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường. 

Theo Bibabo.vn
Xem thêm