Tài khoản

Dịch cúm vào mùa, mẹ bầu nên tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt

Mẹ BiBi 4 năm trước 4 bình luận

Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất bảo vệ mẹ bầu khỏi bệnh cúm - một trong những bệnh thường gặp nhất khi mang thai. 

Xem nhanh

  • Lợi ích khi mẹ bầu tiêm phòng cúm
  • Thời điểm mẹ bầu nên tiêm phòng cúm
  • Địa chỉ tiêm phòng cúm cho mẹ bầu
  • Mẹ bầu không tiêm phòng cúm có sao không?
  • Tiêm phòng cúm có an toàn không?

Xem thêm

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm rất nhiều. Cơ thể mẹ bầu rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công gây cảm cúm. 

Bệnh cảm cúm không chỉ gây ho, sổ mũi, sốt, đau họng, nhức đầu khiến mẹ bầu khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng sức khỏe thai nhi, nhất là trong 03 tháng đầu thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. 

Bệnh cúm ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi (Ảnh: Internet)

1Lợi ích khi mẹ bầu tiêm phòng cúm

Theo các chuyên gia, tiêm phòng cúm là cách tốt nhất và hiệu quả nhất bảo vệ mẹ bầu khỏi dịch cúm, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của mẹ bầu. 

Trong ba tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu bị cúm có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thai nhi, tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh nếu tình trạng cúm, mệt mỏi, sốt của mẹ kéo dài. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi mẹ bầu tiêm phòng cúm và sản xuất ra kháng thể, những kháng thể này theo nhau thai, theo máu đi vào cơ thể của thai nhi, bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm trong 6 tháng đầu thai kỳ. 

Điều này rất quan trọng vì đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch của trẻ rất yếu ớt. Chỉ khi trẻ được 6 tháng trẻ mới có thể được tiêm phòng cúm, trong khi đây là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nhỏ. 

Vì vậy, mẹ bầu nên tiêm phòng cúm ngay từ khi mang thai, không chỉ bảo vệ mẹ mà còn bảo vệ bé yêu khỏi bệnh cúm và những nguy cơ sức khỏe khi hệ miễn dịch còn yếu. 

2Thời điểm mẹ bầu nên tiêm phòng cúm

Lý tưởng nhất, mẹ bầu nên tiêm ngừa vacxin cúm trước thời điểm dịch cúm đến, thường rơi vào tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. 

Tuy nhiên, nếu chưa kịp tiêm trước thời điểm này, mẹ bầu có thể tiêm bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Thậm chí mẹ có thể tiêm phòng cúm trước khi mang mà không cần lo lắng ảnh hưởng của vacxin đối với thai nhi. 

Vacxin ngừa cúm rất an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, có thể tiêm bất cứ lúc nào (Ảnh: Internet)

3Địa chỉ tiêm phòng cúm cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể tiêm phòng cúm tại tất các các bệnh viện đa khoa hoặc các trung tâm y tế dự phòng ở địa phương. Mẹ cũng có thể lựa chọn các Trung tâm phòng chống dịch chuyên Tư vấn - Tiêm chủng vacxin như VNVC,...

4Mẹ bầu không tiêm phòng cúm có sao không?

Việc tiêm phòng cúm khi mang thai không phải là nội dung bắt buộc trong thai kỳ, do đó mẹ có thể tự quyết định tiêm hay không tiêm. 

Tuy nhiên, Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (AGOG) đã đưa ra khuyến cáo mẹ bầu nên tiêm phòng cúm, đây là việc làm thiết yếu để chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. 

Mẹ bầu không tiêm phòng cúm có nguy cơ mắc bệnh cúm trong thai kỳ cao hơn những mẹ bầu đã tiến hành tiêm phòng cúm. 

Nếu không tiêm phòng, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung đầy đủ, đa dạng và cân đối các nhóm dưỡng chất, từ đó tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh cúm hiệu quả. 

Không tiêm phòng cúm làm tăng nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh cúm rất nguy hiểm (Ảnh: Internet)

5Tiêm phòng cúm có an toàn không?

Vacxin tiêm phòng cúm được sử dụng trong thai kỳ là vacxin cúm bất hoạt, đã được Bộ Y tế cấp phép và khuyến cáo sử dụng. Do đó, việc tiêm phòng cúm dù là trong thời điểm nào của thai kỳ đều rất an toàn cho mẹ bầu, mẹ không cần lo lắng. 

6Vacxin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?

Vacxin phòng cúm thường có tác dụng trong khoảng 1 năm vì virus gây bệnh cúm có thể thay đổi chủng loại theo từng năm. Vacxin năm nay tiêm có thể hoạt động hiệu quả trong năm nay nhưng không còn hiệu quả trong năm sau nữa. Do đó, những lần mang thai khác nhau mẹ đều nên nhắc lại mũi tiêm ngừa cúm. 

7Tiêm phòng cúm có tác dụng phụ không?

Vacxin phòng cúm có thể có các phản ứng phụ tùy theo cơ địa của từng mẹ bầu. Mẹ có thể bị đau cánh tay, sốt nhẹ hoặc các phản ứng phụ khác. 

Những phản ứng phụ này thường là phản ứng nhẹ và biến mất trong vòng 1 - 3 ngày sau khi tiêm. Do vậy, mẹ có thể yên tâm tiêm phòng cúm nhé.

8Mẹ bầu làm gì để ngăn ngừa cúm khi giao mùa?

Ngoài tiêm phòng cúm, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp bổ sung để bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm khi mang thai. Chẳng hạn: 

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên. 

  • Ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe. 

  • Bổ sung nhiều trái cây, rau của quả, vitamin để tăng cường hệ miễn dịch. 

  • Thường xuyên vận đông nhẹ nhàng, tập thể dục điều độ giúp mẹ bầu khỏe và đẹp. 

  • Hạn chế tiếp xúc với người đang bị cúm, hạn chế lại gần khu vực đông người nhất là khi dịch cúm đang “hoành hành”. 

Kết hợp tiêm phòng cúm với chế độ ăn uống và luyện tập khoa học giúp mẹ bầu khỏe mạnh toàn diện (Ảnh: Internet)

9Mẹ bầu nên làm gì khi bị cúm?

Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị cúm khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Hãy trao đổi với bác sĩ để đưa ra hướng điều trị an toàn nhất cho mẹ và thai nhi nhé. 

Nói chung, ngoài tiêm phòng cúm, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập và vận động để cơ thể khỏe mạnh toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Có như vậy, mẹ không chỉ ngừa cúm hiệu quả mà còn phòng tránh rất nhiều bệnh lý nguy hiểm thường gặp trong thai kỳ. Mùa cúm đến rồi, bảo vệ mình thôi mẹ bầu ơi.

Theo Bibabo.vn