Tài khoản

Hiện tượng thai nghén nôn ra máu

Mẹ Thiên Quỳnh 5 năm trước

Xem nhanh

  • 2.1. Viêm dạ dày khi mang thai
  • 2.2. Đói bụng
  • 2.3. Mất nước khi mang thai
  • 2.4. Chảy máu thực quản
  • 2.5. Chế độ ăn uống không phù hợp

Xem thêm

Thai nghén nôn ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý mẹ bầu nên biết

Hiện tượng mang thai nghén nôn ra máu khiến nhiều mẹ bầu lo sợ sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng gặp nguy hiểm. Việc buồn nôn và nôn ói khi mang thai là điều vô cùng bình thường trong giai đoạn đầu thai kỳ. Thông thường các mẹ chỉ nôn ra thức ăn mà mình đã ăn, tuy nhiên có một số trường hợp thai nghén nôn ra máu khiến mẹ hoang mang lo lắng. Thực chất tình trạng thai nghén nôn ra máu là biểu hiện của ốm nghén nặng, tuy nhiên đó có thể là do mẹ bầu gặp phải một vài vấn đề về sức khỏe cần lưu tâm như viêm loét dạ dày, giãn nở phế quản tĩnh mạch,…. Đừng quá hoảng hốt khi thấy mình nôn ra máu khi mang thai, khi có triệu chứng này hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp, tránh được những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Hiện tượng thai nghén nôn ra máu thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ, bên cạnh các triệu chứng ốm nghén khác. Vậy khi mang thai nghén nôn ra máu có sao không? Nguyên nhân mẹ bầu thai nghén nôn ra máu là gì? Thai nghén nôn ra máu phải làm sao xử lý?….mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây.

thai nghén nôn ra máu

Hiện tượng thai nghén nôn ra máu khiến mẹ bầu lo lắng. Ảnh: Internet.

1. Thai nghén nôn ra máu có nguy hiểm không?

Khi mang thai thì việc thai nghén nôn ói là điều rất bình thường, tuy nhiên có nhiều trường hợp nôn ra máu khiến nhiều chị em lo  lắng không biết thai nghén nôn ra máu có sao không? Để biết được thai nghén nôn ra máu có nguy hiểm hay không thì mẹ bầu cần nắm được tình trạng sức khỏe của mình. Thông thường , nếu mắc phải các bệnh lý như viêm loét dạ dày, loét tá tràng, nồng độ Ure trong máu cao,….thì mẹ có thể bị nôn ra máu khi mang thai.

Bên cạnh đó, khi nôn ra máu còn có thể do bạn gặp các bệnh lý về giãn hãy vỡ tình mạch thực quản, bệnh về máu, ngộ độc, vi khuẩn HP, viêm dạ dày,….Chính vì vậy việc thai nghén nôn ra máu có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

bà bầu thai nghén nôn ra máu

Bà bầu thai nghén nôn ra máu có liên quan đến bệnh lý. Ảnh: Internet.

2. Nguyên nhân thai nghén nôn ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nghén nôn ra máu ở bà bầu. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

12.1. Viêm dạ dày khi mang thai

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Tình trạng viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ hoặc kéo dài, bệnh này khiến các mẹ bầu nôn ra máu khi mang thai và thường là do nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter Pylori (HP) gây ra.

22.2. Đói bụng

Đói bụng cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng thai nghén nôn ra máu. Đa số các mẹ bầu thường nôn ra máu khi đói, chính vì vậy các mẹ cần ăn uống đầy đủ, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.

32.3. Mất nước khi mang thai

Mất nước là nguyên nhân chỉ yếu của triệu chứng nôn ra máu khi mang thai. Khi cơ thể hấp thụ không đủ nước, mẹ bầu thường cảm thấy việc nôn mửa vô cùng khó chịu, sẽ khiến cho mẹ nôn ra toàn máu và mật vàng.

mất nước khi mang thai

Bà bầu bị mất nước có thể khiến nôn ra máu. Ảnh: Internet.

42.4. Chảy máu thực quản

Khi mang thai, việc ốm nghén nôn ói trong thời gian đầu là điều không thể tránh khỏi. Việc nôn quá nhiều cũng khiến cho thực quản bị chảy máu, dẫn đến tình trạng nôn ra máu.

52.5. Chế độ ăn uống không phù hợp

Các mẹ bầu có chế độ ăn uống không phù hợp thì cơ thể sẽ tự động phản ứng thông qua việc nôn ra máu. Các mẹ bầu thường có cảm giác này ngay sau khi ăn hoặc vào buổi sáng sớm.

62.6. Huyết áp tăng

Trong thời gian mang thai, huyết áp tăng cũng là nguyên nhân thai nghén nôn ra máu. Chính vì vây, các bác sĩ thường khuyên bạn nghỉ ngơi nhiều, tránh căng thẳng làm cản trở quá trình phát triển của bé.

72.7. Ngộ độc thực phẩm

Việc ăn nhiều thực phẩm chứa chất độc hại khi mang thai cũng dẫn đến tình trạng thai nghén nôn ra máu. Do đó, những phụ nữ đang mang thai cần phải thận trọng hơn về chế độ ăn của bản thân. Đối với trái cây và rau quả, phải rửa thật kỹ trước khi ăn, tránh các thực phẩm gây dị ứng và có hại cho sức khỏe.

ngộ độc thực phẩm khi mang thai

Ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân thai nghén nôn ra máu. Ảnh: Internet.

82.8. Chảy máu đường tiêu hóa

Việc nôn mửa thường có ảnh hưởng đến dạ dày, thực quản và ngực. Điều này gây ra tình trạng chảy máu đường tiêu hóa. Triệu chứng của bệnh này thường là đau ngực, thở dốc và đổ mồ hôi.

92.9. Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc trị cảm thông thường như ibuprofen, aspirin và naproxen thường có ảnh hưởng trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, gây chảy máu dạ dày và viêm loét dạ dày. Ngoài ra, aspirin cũng có tác động lên các yếu tố đông máu, ức chế hoạt tính của tiểu cầu, làm giảm sự bền vững của mao mạch, kéo dài thời gian chảy máu.

102.10. Bà bầu bị xơ gan

Xơ gan là hậu quả của việc uống rượu quá nhiều hoặc do rối loạn chuyển hóa. Xơ gan khiến huyết áp tăng, xuất huyết do giãn mao mạch. Ngoài ra, còn có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tình mạch thực quản, triệu chứng chủ yếu là nôn ra máu đỏ tươi.

Ngoài những nguyên nhân trên, vẫn còn một số nguyên nhân khác như:

  • Chảy máu thực quản do ho
  • Viêm loét dạ dày
  • Viêm tụy.

bà bầu uống rượu

Bà bầu uống rượu bia gây xơ gan dẫn đến nôn ra máu. Ảnh: Internet.

3. Cách xử lý khi thai nghén nôn ra máu

Khi mang thai mà các chị em gặp phải tình trạng nôn ói thì đây là thai nghén rất bình thường. Mẹ bầu có thể sử dụng một vài nguyên liệu từ tự nhiên để giảm triệu chứng nôn ói như:

  • Dùng gừng hoặc những thực phẩm chiết xuất từ gừng
  • Nhai lá bạc hà tươi hoặc uống trà bạc hà hay ngậm kẹo bạc hà cũng có thể giảm nôn ói khi nghén hiệu quả
  • Sử dụng quả hạnh nhân giảm nôn ói khi mang thai

Tuy nhiên nếu mẹ bầu thai nghén nôn ra máu thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra, tránh ảnh hưởng sức khỏe của bản thân và thai nhi. Một số phương pháp điều trị than nghén nôn ra máu như:

  • Truyền máu
  • Uống thuốc làm giảm lượng axit dạ dày
  • Thở oxy
  • Nội soi đường tiêu hóa trên và sử dụng laser để ngăn ngừa chảy máu
  • Tiêm tĩnh mạch
  • Nếu bạn bị xuất huyết hoặc viêm loét nặng thì bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

khám bác sĩ khi thai nghén nôn ra máu

Khi gặp hiện tượng thai nghén nôn ra máu các mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra. Ảnh: Internet.

4. Phòng ngừa thai nghén nôn ra máu như thế nào?

Một số biện pháp phòng ngừa thai nghén nôn ra máu cho phụ nữ như:

  • Tránh uống rượu vì dễ gây viêm dạ dày
  • Không hút thuốc lá khi mang thai
  • Không ăn những món ăn cay, nóng vì dễ gây trào ngược axit khi mang thai
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của các loại thuốc
  • Chăm sóc các vết thương cẩn thận sau khi phẫu thuật hoặc thương tích do tai nạn.
  • Thường xuyên khám thai đầy đủ trong thai kỳ
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng trong thời gian mang thai.

Sau khi theo dõi thông tin thai nghén nôn ra máucó nguy hiểm không và cách xử lý trên đây, chắc hẳn các mẹ bầu đã biết chi tiết hơn về tình trạng này và có biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp, tránh được những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe trong suốt khoảng thời gian mang thai. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào cho mọi người và hãy luôn đồng hành cùng mom.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Lan Hương tổng hợ

Theo Bibabo.vn