Tài khoản

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột chuẩn bác sĩ

Thảo Phương 4 năm trước

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ, trẻ ăn không ngon, ngủ không yên và trẻ sụt cân, chậm phát triển. Vậy bố mẹ phải làm gì để khắc phục căn bệnh này ở trẻ sớm nhất?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ gặp phải những bệnh nhiễm khuẩn, từ nhiễm khuẩn đường hô hấp cho đến nhiễm khuẩn đường ruột. Riêng đối với bệnh nhiễm trùng đường ruột mặc dù rất phổ biến nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là tử vong.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh gì?


Nhiễm trùng đường ruột hay còn được gọi là bệnh tiêu chảy nhiễm trùng là một bệnh rất phổ biến, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số con đường lây nhiễm có thể kể đến như:

  • Các mầm bệnh: Có rất nhiều mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể và gây kích thích các mô trong đường tiêu hóa.
  • Nguồn nước bị ô nhiễm: Khi trẻ phải tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột.
  • Vệ sinh kém: Trẻ không được vệ sinh tay chân mỗi ngày khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng đường ruột.

Trong thời kỳ lây truyền bệnh sẽ kéo dài trong suốt giai đoạn nhiễm khuẩn, thường từ vài ngày đến một vài tuần. Nhiễm khuẩn đường ruột giai đoạn cấp tính với những đặc điểm như đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy, sốt, buồn nôn và nôn. Thời kỳ ủ bệnh thường từ khoảng 2 – 5 ngày, cũng có thể là từ khoảng 1 – 10 ngày, tuỳ theo thể trạng của mỗi trẻ.

Biểu hiện, triệu chứng khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Tùy vào mỗi loại vi khuẩn, mức độ nhiễm khuẩn và tình trạng sức khỏe của trẻ mà trẻ sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Trẻ mất khẩu vị, chán ăn, biếng ăn
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Trẻ bị tiêu chảy
  • Đau bụng và chuột rút
  • Máu trong phân
  • Trẻ bị sốt
  • Cân nặng của trẻ chậm tăng.

Cách điều trị khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Thường thì trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ khó điều trị hơn so với người lớn. Và để điều trị cho trẻ thì bố mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

Đối với trường hợp nhẹ

  • Trong trường hợp này bố mẹ có thể điều trị và chăm sóc cho trẻ tại nhà, thường chỉ khoảng 1 – 2 ngày sau là sẽ khỏi.
  • Cho trẻ uống nước nhiều, với trẻ sơ sinh thì phải được bú sữa đúng cữ.
  • Tăng cường cho trẻ ăn nhiều trái cây có kali như chuối, cam, nước dừa tươi… Lưu ý với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng chưa thể ăn những loại này.
  • Chia nhỏ bữa ăn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong ngày.
  • Làm mềm thức ăn để trẻ dễ nuốt và tiêu hóa.
  • Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
  • Cho trẻ dùng một số loại đồ uống như: gừng, rượu dấm táo, húng quế…sẽ giúp làm dịu dạ dày, chống nhiễm trùng.
  • Có thể dùng dung dịch oresol nếu biểu hiện trở nên nặng hơn.

Đối với trường hợp nặng

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất ổn như: tiêu chảy kèm theo sốt cao, phân có lẫn chất nhầy, máu, nước tiểu có màu đục, trẻ không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít, trẻ lừ đừ, bỏ ăn, bỏ bú, nôn mửa… thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau bụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Bởi vì mọi tác dụng phụ của thuốc đều có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Cách phòng ngừa cho trẻ khỏi bệnh nhiễm khuẩn đường ruột

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, phòng của trẻ, đồ chơi, quần áo, những vật dụng trẻ hay sử dụng cũng nên được vệ sinh sạch sẽ.
  • Mẹ chú ý vệ sinh tay chân của trẻ sạch và đúng cách.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang bị các bệnh nhiễm trùng.
  • Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa mặt, chân, tay; vệ sinh nhà, bếp, nơi trẻ tiếp xúc.
  • Thức ăn cần chế biến kỹ lưỡng, an toàn hợp vệ sinh và chín kỹ. Những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng: thịt bò, khoai tây, thịt lợn nạc, ngô, đậu; nên chế biến dưới dạng lỏng hoặc mềm để giúp trẻ dễ tiêu hoá và hấp thụ như: cháo, súp, sữa, nước trái cây…
  • Bảo quản thức ăn một cách cẩn thận. Lựa chọn thức ăn tươi ngon và nấu chín kỹ.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các đồ sống, đồ tanh như tôm, cua, cá, trứng, thịt gà hay uống sữa chưa qua tiệt trùng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ phù hợp, tốt nhất nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ.

Nguồn: conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn