Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ "chuẩn không cần chỉnh"
Chất dinh dưỡng trong sữa mẹ khi rã đông có thể hao hụt, thậm chí là biến chất nếu mẹ rã đông không đúng cách.
Xem nhanh
- Trữ đông sữa đúng cách
- “Hạn sử dụng” của sữa mẹ trữ đông
- Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ chuẩn
- Một số lưu ý khi rã đông sữa mẹ
Ngoài việc cho con bú mẹ trực tiếp, nhiều mẹ còn lựa chọn thêm phương pháp hút sữa và trữ đông sữa mẹ, sau đó rã đông cho con ăn thêm khi tập cho bé bú bình hoặc khi mẹ vắng nhà. Tuy nhiên, sữa mẹ hoàn toàn không có chất bảo quản nên rất dễ bị biến chất trong quá trình trữ đông và rã đông.
1Trữ đông sữa đúng cách
Điều đầu tiên mẹ cần lưu ý khi hút sữa và trữ đông sữa mẹ đó là đảm bảo các dụng cụ trữ, hút sữa phải tuyệt đối sạch sẽ và được khử trùng cẩn thận. Trước khi hút sữa mẹ cũng nên lau sạch bầu ngực, đầu ti và rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo vệ sinh.
Mẹ có thể tiệt trùng dụng cụ bằng các loại máy tiệt trùng, nhưng nếu không có điều kiện mua máy này thì mẹ cũng có thể tiệt trùng các loại dụng cụ bằng cách luộc qua nước sôi sạch.
Sau khi sữa được hút hoặc vắt ra, mẹ nên cho ngay sữa vào các dụng cụ trữ sữa, ví dụ như các loại cốc trữ sữa có nắp đậy được làm bằng thủy tinh và nhựa an toàn không có chứa BPA hoặc các loại túi trữ sữa chuyên dụng. Tuyệt đối không nên trữ sữa mẹ cho bé vào các loại dụng cụ chứa thông thường khác như hộp nhựa đựng thực phẩm hay chai lọ nhựa thông thường.
Mẹ đừng quên ghi chú ngày, giờ trữ sữa lên từng cốc trữ sữa, túi trữ sữa trước khi cho vào tủ lạnh nhé! (Ảnh: Internet)
Mẹ cũng không nên dùng tủ lạnh gia đình để trữ sữa cho trẻ vì trong tủ lạnh gia đình thường đựng rất nhiều loại đồ ăn và chứa nhiều vi khuẩn có thể xâm nhập và làm hỏng sữa mẹ. Tốt nhất là mẹ nên trữ sữa cho con vào một ngăn tủ có cánh riêng hoặc một tủ khác, không để chung với các loại thức ăn khác.
2“Hạn sử dụng” của sữa mẹ trữ đông
Sữa mẹ có “hạn sử dụng” bao lâu còn tùy thuộc vào nhiệt độ trữ đông và bảo quản, cụ thể như sau:
- Nhiệt độ phòng: 4-6 tiếng (tốt nhất là dùng trước 4 tiếng)
- Nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh (0-4 độ): 8 ngày (tốt nhất là dùng trước 3 ngày)
- Nhiệt độ ngăn đông tủ lạnh: 3-4 tháng (tốt nhất là dùng trước 3 tháng)
- Nhiệt độ trong tủ trữ sữa chuyên dụng: 6-12 tháng (tốt nhất là dùng trước 6 tháng)
Một lưu ý nhỏ dành cho mẹ khi trữ đông sữa trong các loại tủ mát, tủ lạnh đó là nên để sữa vào sâu bên trong để đảm bảo sữa luôn được bảo quản trong mức nhiệt độ thấp và ổn định, không nên để sữa ở cánh tủ lạnh và không nên mở tủ trữ đông sữa quá thường xuyên để tránh thất thoát nhiệt độ ra ngoài.
3Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ chuẩn
Rã đông chậm bằng ngăn mát tủ lạnh
- Lấy sữa mẹ từ ngăn đông xuống ngăn mát và để qua đêm (khoảng 12 tiếng) để sữa rã đông về trạng thái lỏng.
- Làm ấm túi sữa đã rã đông dưới vòi nước ấm (vòi nước nóng lạnh của gia đình) với nhiệt độ nước khoảng 40 độ C hoặc ngâm túi sữa vào bát nước ấm trước khi cho trẻ ăn.
- Nếu nhà có máy hâm sữa thì mẹ có thể sử dụng để làm ấm sữa cho trẻ.
Để biết nhiệt độ sữa đã đủ ấm với trẻ chưa, mẹ có thể nhỏ vài giọt lên mặt trong của cổ tay để thử, nếu không thấy quá nóng hay quá lạnh thì nhiệt độ đã thích hợp cho bé ăn rồi. (Ảnh: Internet)
Rã đông nhanh
- Cho túi sữa mẹ đang được trữ đông dưới vòi nước ấm chảy liên tục để sữa rã đông cho đến khi sữa rã đông về trạng thái lỏng hoàn toàn.
- Sau đó làm ấm sữa bằng máy hâm sữa hoặc ngâm sữa vào nước ấm như hướng dẫn (1).
4Một số lưu ý khi rã đông sữa mẹ
- Không trữ đông lại sữa đã rã đông: Nếu rã đông thừa sữa hoặc con ăn sữa đã rã đông vẫn còn thừa thì mẹ nên bỏ đi chứ không nên trữ đông lại vì sữa đã rã đông có thể chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế khi trữ sữa mẹ cũng nên lưu ý trong mỗi túi trữ sữa chỉ nên trữ vừa đủ lượng ăn trong một bữa của trẻ mà thôi.
- Không nên làm ấm sữa bằng lò vi sóng vì cách này rất dễ làm sữa bị mất chất và nóng không đều.
- Trẻ có thể uống sữa vừa rã đông mà không cần làm ấm, việc hâm lại sữa chỉ có tác dụng làm ấm sữa để trẻ ăn ngon miệng chứ không có tác dụng thanh trùng hay tăng chất lượng sữa. Thế nên nếu con thích uống sữa mát thì mẹ có thể không cần hâm ấm lại sữa.
-
Thích bài viết
-
17 người thích
Nhận ngay 10 Xumom khi chia sẻ bài viết
Hỏi đáp, bình luận
bình luận
Viết bình luận của bạn...