Tài khoản

Hướng dẫn mẹ 7 cách kích sữa hiệu quả.

Cửa hàng Bibabo 4 năm trước

Một số mẹ sau sinh thường rơi vào tình trạng ít sữa, rồi mất sữa hẳn dần. Nguyên nhân thường kể đến như: cơ thể mẹ còn yếu, stress, mẹ sợ thừa cân,...

Xem nhanh

  • Dấu hiệu nhận biết lượng sữa của mẹ ngày càng ít đi.
  • 7 cách kích sữa hiệu quả nhất cho mẹ. 

Một số mẹ sau sinh thường rơi vào tình trạng ít sữa, rồi mất sữa hẳn dần. Nguyên nhân thường kể đến như: cơ thể mẹ còn yếu, stress, căng thẳng, mẹ sợ thừa cân nên cân nhắc chế độ ăn uống,..Thiếu hiểu biết và chủ quan trong việc vệ sinh bầu vú, núm vú cũng khiến các mẹ rơi vào tình trạng nứt đầu vú, tắc tia sữa và mất sữa. Mẹ tham khảo cách kích sữa nhanh nhất dưới đây nhé. 

1Dấu hiệu nhận biết lượng sữa của mẹ ngày càng ít đi.

Thời gian bú ngắn: trung bình, thời gian bú của mỗi đứa trẻ kéo dài từ 10-20 phút. Nếu bé bú quá lâu, trên 1 giờ hoặc quá ngắn dưới 10 phút thì rất có thể bé đã bú không đủ sữa mẹ, chứng tỏ mẹ đang ít sữa, thiếu sữa.

Bầu vú nhỏ mềm nhẽo: các mẹ không có cảm giác căng tức, ngực bị xẹp xuống, cảm giác “rữa” ra, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, chậm tiêu hay có cảm giác khó thở, tiểu tiện trong dài, đại tiện nát hoặc lỏng, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt…

Sữa không thông, bầu vú căng hoặc đau tức: ngực sườn đầy chướng, không muốn ăn, thậm chí phát sốt, tinh thần căng thẳng, bực bội, khó chịu, lưỡi đóng bã vàng mỏng…

Không có cảm giác “châm kim” khi em bé bú xong: thường sau khi cho con bú xong, các bà mẹ sẽ có cảm giác “châm kim” hoặc ngứa một chút ở bầu ngực. Nếu không có cảm giác này thì rất có thể sữa mẹ đã giảm đi và bé đã bú không đủ sữa.

Sữa tiết ra không tăng sau nhiều ngày, sữa trong hoặc nhạt: lúc vừa sinh, cơ thể người mẹ chưa tiết ra nhiều sữa. Đầu vú mới chỉ tiết ra một ít sữa, gọi là sữa non có màu vàng đục. Sau khoảng 3-4 ngày nữa, sữa mẹ sẽ nhiều hơn và trắng đục, sữa cũng có nhiều dinh dưỡng hơn. Nhưng nếu mẹ thấy rằng sữa không tăng lên sau nhiều ngày sau sinh thì tức là mẹ đã không đủ sữa cho con.


Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ ngày càng ít đi, mất sữa

27 cách kích sữa hiệu quả nhất cho mẹ. 

1. Mẹ nên massage bầu ngực bằng nước ấm.

Chuẩn bị một chậu nước ấm, một chiếc khăn mềm. Mẹ dùng khăn nhúng nước, áp khăn lên bầu ngực massage nhẹ nhàng theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày massage ngực 2 lần và mỗi lần ít nhất 10 phút, sau đó uống một cốc nước ấm hoặc sữa ấm, mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi của việc tiết sữa.

2. Cho trẻ bú đúng cách, mẹ uống nhiều nước.

Đỡ trẻ để bé hoàn toàn hướng mặt về phía bạn. Nâng cằm bé chạm vào ngực, mũi không bị chặn, và đầu hơi ngả về sau. Áp cằm bé vào ngực và chà xát môi trên và mũi bằng núm vú để khuyến khích trẻ mở rộng miệng. Khi trẻ đã mở rộng miệng, hướng núm vú về vòm miệng. Bé sẽ ngậm núm và phần lớn nhũ hoa (phần sẫm màu quanh núm vú) trong miệng. Phần nhũ hoa lộ ra bên trên miệng sẽ nhiều hơn bên dưới miệng. Mẹ nên nghĩ về cảm giác khi trẻ bắt đầu bú. Có đau không? Kéo trẻ lại gần một chút thì sao? Còn đau không? Nếu còn, nhẹ nhàng đưa trẻ ra và bắt đầu lại. Trẻ sẽ lấy sữa nhờ sự kết hợp của động tác mút và tạo áp suất ngậm trong miệng. Bạn cũng có thể thấy cảm giác ngứa ran, khi sữa bắt đầu chảy bạn sẽ thấy động tác mút/nuốt của trẻ nhịp nhàng hơn. Trẻ sẽ mút nhanh lúc đầu và chậm dần về sau. Trẻ nhỏ thường sẽ ngủ quên trước khi bú no. Thay tã cho trẻ trong khi bú thường sẽ có tác dụng nhắc nhở trẻ rằng chúng vẫn chưa bú xong. Mẹ nên bổ sung nhiều nước. 

3. Âu yếm ở bên con nhiều hơn. 

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy mối liên hệ lớn giữa hành vi chăm sóc của bố mẹ với lượng sữa được tiết ra. Theo đó, những hành động như vuốt ve, âu yếm bé sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng lên trong cơ thể mẹ.

Cả hai loại hormone này cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú thường có nồng độ oxytocin và prolactin cao hơn trong máu, thúc đẩy gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé và tạo tâm trạng hưng phấn cho việc tiết sữa.

4. Chế độ dinh dưỡng với thực đơn 7 ngày cho mẹ.

Ngày thứ hai: bữa sáng: Cháo gà, 1 cốc sữa, 1 miếng táo, sữa đậu nành. Bữa trưa: 2 quả trứng gà ta luộc, cơm trắng, bí xanh nấu chân giò, tôm rim thịt băm, 2 miếng thanh long tráng miệng. Bữa tối: Cơm trắng, rau súp lơ luộc, thịt gà rang gừng, 1 quả vú sữa.

Ngày thứ ba: bữa sáng : Súp bí đỏ, bánh mì nướng và 1 ly sữa đậu nành. Bữa trưa: Cơm trắng, canh rau ngót nấu thịt băm, su hào xào thịt lợn, gà hấp gừng, ruốc heo, đu đủ tráng miệng. Bữa tối: Đỗ luộc, cơm trắng, canh mướp đắng nhồi thịt, cá chép kho.

Ngày thứ tư: bữa sáng: Cơm rang thập cẩm, nước cam nguyên chất. Bữa trưa: Canh cua rau đay mùng tơi, cơm trắng, lườn gà ướp mật ong áp chảo, giò lụa, 1 miếng dứa tráng miệng. Bữa tối: Cơm trắng, bí đao luộc, nem rán, giá xào thịt bò, canh đu đủ xanh nấu thịt viên, 2 miếng lê tráng miệng.

Ngày thứ năm: bữa sáng: Phở bò, 1 quả chuối, sữa chua. Bữa trưa: Canh chân giò hầm đu đủ, cơm trắng, su su luộc, thịt lợn luộc, 2 quả trứng gà luộc, 5 - 7 quả nho ngọt tráng miệng. Bữa tối: Thịt gà rang gừng, hoa thiên lý nấu thịt băm, cơm trắng, đậu đũa luộc, cơm trắng, chè long nhãn tráng miệng.

Ngày thứ sáu: bữa sáng: Bánh mì, trứng ốp la (ốp chín, không ăn trứng lòng đào), 1 ly sữa. Bữa trưa: Cơm trắng, chim hầm hạt sen táo đỏ, rau bí luộc, thịt viên sốt cà chua, ruốc heo, 2 trái hồng xiêm. Bữa tối: Canh bầu nấu tôm, cơm trắng, mướp xào tràng trứng gà non, thịt gà luộc, tráng miệng bằng quýt ngọt.

Ngày thứ bảy: bữa sáng: Cháo lươn, 1 ly sữa đậu nành, 1 quả chuối. Bữa trưa: Thịt bò kho, cơm trắng, canh hoa chuối nấu sườn, quả lặc lè luộc, 1 quả trứng luộc dầm mắm, 2 miếng táo tráng miệng. Bữa tối: Cơm trắng, canh bí xanh nấu thịt băm, tôm đồng rang, thịt bò xào tỏi, lê tráng miệng.

Ngày chủ nhật: bữa sáng: Cháo thịt bò, 1 ly sữa, thanh long. Bữa trưa: Cơm trắng, ngọn xu xu xào tỏi, canh rau ngót nấu mọc, trứng đúc thịt, giò rim nước mắm, ruốc heo, dưa lưới tráng miệng. Bữa tối: Cơm trắng, rau cải luộc, su hào, cà rốt nấu sườn, giá xào thịt bò, thịt lợn luộc, ruốc heo, tráng miệng bằng quả na.

5. Giữ tâm trạng được thoải mái.

Tâm trạng người mẹ có nhiều biến động: căng thẳng, ưu phiền, phẫn nộ hay sợ hãi. Bầu vú người mẹ phát triển không tốt, bản thân tuyến vú không hoàn bị, chức năng tiết sữa yếu, tổ hợp mỡ và chất keo nhiều, phần trong đầu vú bị lõm sâu…Mẹ hãy luôn để tinh thần thoải mái, các ông bố nên quan tâm chăm sóc tại tinh thần tốt cho vợ mình. Để giúp vợ mình hạn chế tình trạng ít, mất sữa.

6. Tích cực cho con bú. 

Dù sinh thường hay sinh mổ các mẹ nên chú ý cho con ti ngay sau 1 giờ sau sinh để con hấp thụ được nguồn sữa non quý giá. Ở cạnh con và cho bé bú khi theo nhu cầu sẽ tạo nên phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ để sản xuất sữa.

7. Bí quyết sử dụng "bài thuốc thảo dược" được truyền tai từ các mẹ bầu khác. 

Theo các phương pháp gia truyện dân gian, các mẹ đã truyền tai nhau về các thảo dược giúp lợi sữa sau sinh và gội sữa về nhanh của "Lợi sữa Mộc Châu". Với thành phần 100% tự nhiên: Ý dĩ, bạch linh, thông thảo, xuyên khung, hoài sơn, đương quy, đại táo, cam thảo, đẳng sâm, bạch truật, bạch thược, thục địa. Theo chia sẻ các mẹ khi sử dụng Lợi sữa Mộc Tiên:

Ngực của mẹ sẽ có những biểu hiện như căng tức sau 3 - 7 ngày sử dụng. Mức độ sẽ này tăng dần theo từng ngày. Sữa sẽ bắt đầu về (đối với các mẹ mất sữa) hoặc về nhiều hơn thường ngày (đối với các mẹ ít sữa). Sữa về nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa, chế độ ăn uống của các bà mẹ.

Sữa mẹ về dào dạt, bắt đầu đậm hơn, vàng hơn bình thường trong 7- 12 ngày tiếp theo. Mẹ đã bắt đầu an tâm, không phải lo lắng con sẽ thiếu sữa.

Từ 12 - 20 ngày: Không những con đã có đủ sữa mà chất lượng sữa đã được cải thiện đáng kể: sữa mẹ thơm hơn, đặc hơn, vàng hơn.

Kể từ 20 ngày trở đi: Sữa về tràn trề, ướt áo mẹ, không những đủ cho con bú mà còn có cả sữa dự trữ, lượng sữa này được duy trì ổn định và mẹ đã chính thức thành công.


7 cách kích sữa hiệu quả cho mẹ


https://bibabo.vn/ec/product/show/Loi_sua_Moc_Tien_100_thao_duoc__1_lieu_trinh_40_goihop-100117784

=> Mẹ muốn tư vấn, mẹ thắc mắc không biết tình trạng mất sữa của mình. Hãy comment: "Thắc mắc+ Số điện thoại" để BiBaBo có thể tư vấn cho mẹ. Hoặc mẹ có thể click vào link: https://bibabo.vn/home để xem những chia sẻ, tâm sự của các mẹ bầu nhé.



Theo Bibabo.vn

Từ khóa: