Tài khoản

KINH NGHIỆM NUÔN CON KHÔNG LẠM DỤNG KHÁNG SINH CỦA MẸ QUÃNG YẾN VI

Mẹ Cải 5 năm trước

Chia sẻ hay ho hết sức của mẹ Quãng Yến Vi trên facebook mình thấy cực tốt nên chia sẻ cho các mẹ đọc cùng nè. Mẹ nào không muốn chăm con bằng kháng sinh thì cùng đọc nha. 

Hội mình có Mẹ nào có con trên 1 tuổi mà chưa hề bị sốt ho sổ mũi không nhỉ?

Chắc là ít lắm ha, vì hầu như với khí hậu nóng ẩm như ở miền Nam thì trẻ bệnh quanh năm, còn miền Bắc thì mùa lạnh sẽ bị nhiều hơn. Mỗi lần con bệnh, Mẹ lo lắng ẵm con đi khám liền và dĩ nhiên hầu như 10 đứa trẻ đi khám, kê đơn thì 9 đứa sẽ phải có kháng sinh. Rồi nhất là bé đi nhà trẻ, mỗi tháng bệnh 2 3 lần, cứ mỗi lần đi là 1 lần kháng sinh, vậy tính tới khi bé 3 tuổi, thì chẳng tính hết được bao nhiêu kháng sinh mà bé đã gánh. Mà có bé nào dùng kháng sinh mà ăn uống ngon lành đâu, trẻ dùng kháng sinh không tiêu chảy thì lại biếng ăn, có khi nguyên combo tiêu chảy mất nước thêm biếng ăn nữa thì hỏi sao Mẹ không stress.
Nhưng không phải kháng sinh là xấu, mà dùng kháng sinh khi cần dùng, đúng bệnh phải dùng, chứ không phải cứ cảm ho sổ mũi là dùng kháng sinh. Nên Vi sẽ chia sẻ 1 vài kiến thức có được sau 1 thời gian cùng Pretty trải qua 3 4 đợt bệnh và khám bệnh ở bs Trí Đoàn và bs Huyên Thảo. Đồng thời bài viết này mình có tham khảo thông tin từ bs Trần Công.

Trước tiên mình sẽ nói về những tên gọi khác được Bác sĩ hay kê trong phần chuẩn đoán bệnh ví dụ như:
- Viêm hô hấp trên
- Viêm mũi họng cấ
- Viêm hô hấp cấp tính
- Cảm siêu vi
- Nhiễm khuẩn hô hấp trên
- …..
Tất cả chỉ đơn giản là cùng 1 bệnh cảm ho sổ mũi thôi

Vậy viêm hô hấp trên là viêm ở đâu?
- Tai
- Xoang
- Mũi
- Họng
- Dây thanh

Nguyên nhân là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân mà bé bị nhiễm virut chẳng hạn như bé bị lây từ người đang bị cảm, môi trường sống, rồi từ người sang người, virut trong không khí, khói thuốc lá, bụi bặm…… Tổng cộng có hơn 200 loại virut gây cảm ho sổ mũi nên việc bé bị bệnh là điều dễ hiểu vô cùng. Có nhiều mẹ con 7 8 tháng biếng ăn, nhờ Vi tư vấn nhưng lại nói trộm vía con em đề kháng tốt chưa ốm ho sổ mũi bao giờ. Vâng hồi trước mình cũng nghĩ vậy vì Pretty tới tận 10 tháng mới ho sổ mũi lần đầu, sau này mới biết vì bé cứ toàn quanh quẩn ở nhà với Mẹ chưa tiếp xúc nhiều người, chưa được quen với nhiều môi trường, nên đó là lí do vì sao 1 bé đi học mẫu giáo thì bệnh liên tục. Cháu Vi 13m đi học, giờ 20m rồi mà hầu như tháng nào cũng bị, lúc nào cũng thấy mũi dãi, người không biết thì nói do sức đề kháng yếu này nọ, nhưng thực ra mình biết là bé đi học thì bệnh là điều dễ hiểu, nhưng những bé như vậy, sau khi nó trải qua nhiều lần bệnh như thế, sau này nó sẽ mau qua đốt bệnh hơn, vì thế sau này khi nó tích tụ đủ kháng thể để chống lại bệnh thì nó sẽ khỏe mạnh hơn những đứa mà được khen là đi học không bệnh.

HẦU HẾT CÁC BỆNH CẢM SIÊU VI Ở TRẺ EM THÌ 90% LÀ DO SIÊU VI – MÀ KHÁNG SINH THÌ KHÔNG THỂ CHỮA ĐƯỢC BỆNH DO SIÊU VI

Diễn biến của 1 đợt bệnh viêm hô hấp trên do siêu vi
- Ngày thứ nhất bé sẽ có triệu chứng sốt ( không quá 24h), hắt xì, chảy mũi, ho, nghẹt mũi ở mức độ nhẹ (gọi là lấy đà ah)
- Ngày thứ 2 bé sẽ gần như hết sốt nhưng triệu chứng còn lại thì tăng dần
- Đến ngày thứ 3 - 4 bé sẽ hết sốt hoàn toàn nhưng lúc này ho sổ mũi nghẹt mũi hắt xì là nặng nhất, ho sặc sụa, nước mũi xanh mũi vàng tè le thì chỉ là do các bạch cầu đa nhân trong cơ thể chạy tới những chỗ viêm tiết ra men để chống lại siêu vi… ( và đây là cũng là lúc Mẹ sốt ruột đưa con đi khám )
- Đến ngày thứ 5 6 vẫn còn bệnh nhưng có chiều hướng giảm dần ( Mẹ lấy thuốc về cho uống và thấy con bớt bệnh)
- Từ ngày 7 đến ngày thứ 10 là thời điểm cuối của đợt bệnh và bé giảm luôn, đặc biệt có vài trường hợp sẽ chảy mũi trắng vào ngày này, giống như Pretty hôm bữa chảy mũi trắng 1 ít, xong ngày hôm sau bớt luôn. ( Sau 5 ngày uống thuốc kháng sinh Mẹ thấy bớt bệnh và lúc đó Mẹ đinh ninh rằng ồ Bs này mát tay)

Vậy trong thời gian bé bị bệnh, Mẹ nào hiểu rõ vấn đề thì sẽ biết việc uống hay không uống kháng sinh thì diễn biến bệnh đều như nhau. Thế nên Pretty nhà mình chưa dùng 1 viên thuốc kháng sinh nào là thế. Vì mình tìm hiểu rất kỹ, vì mình cũng từng có những đêm con ho sặc sụa thì mẹ cũng thắt ruột thắc gan, nhất là lúc con nhỏ nữa, cảm giác sợ nó vỡ tung ra ý, nhiều lúc muốn làm cách nào đó để con hết ho liền. Nhưng mỗi lần như vậy lại đấu tranh tư tưởng, con không sao con không sao  Thế là 1 2 lần đầu còn sợ tiếng con ho, chứ sau dần thành quen, mỗi lần con ho càng mong con ho to lên, để chứng tỏ phổi con còn khỏe, con không bị bội nhiễm.

Vậy lúc ý không dùng kháng sinh thì Mẹ làm gì ?
- Rửa mũi, rửa mũi và rửa mũi. Rữa mỗi ngày, mỗi lúc thấy nước mũi con chảy ra bé khó thở là rửa ngay. Dù có khóc cào nhà cũng phải rửa. Rửa mũi thì phải rửa đúng kỹ thuật, và chuyện viêm tai giữa do rửa mũi thì cũng chiếm vài phần trăm nhỏ xíu, viêm tai giữa là do vi khuẩn chứ k phải do rửa mũi.
- Nếu nhà nào xài máy lạnh thì nên mua máy phun sương để làm ẩm không khí giúp loãng đờm nhầy
- Cho bé uống nước để dịu cổ họng
- Để bé được ho, vì chỉ có ho mới đẩy được đờm và siêu vi ra khỏi phế quản thôi.
- Nếu ngày đầu bé có sốt thì cho bé dùng hạ sốt
- Bé trên 1 tuổi tối trước khi ngủ pha 1 muỗng nước ấm và mật ong cho bé uống
- Thoa dầu tràm dưới lòng bàn chân bé và mang vớ
- BÌNH TĨNH VÀ CHỜ BÉ HẾT BỆNH

Đó là viêm hô hấp trên do siêu vi, vậy nếu chẳng may bé của bạn nằm trong 10% còn lại do vi khuẩn thì như thế nào?

Trước tiên nói về biến chứng của viêm hô hấp do vi khuẩn thì sẽ
- Viêm tai giữa cấp
- Viêm xoang cấp
- Bội nhiễm vi khuẩn mũi họng
- Nhiễm trùng hô hấp dưới
- Hen suyễn

Những yếu tố nhận biết bé bị viêm hô hấp trên do vi khuẩn, CẦN ĐI KHÁM NGAY VÀ NÊN DÙNG KHÁNG SINH
- Chỉ có 10% em bé bị viêm hô hấp trên là do vi khuẩn
- Viêm hô hấp trên do vi khuẩn sẽ sốt cao trên 39 độ quá 3 ngày mà không hết. Hoặc lúc bắt đầu đợt bệnh em bé sốt nhẹ hay không sốt nhưng tới ngày thứ 3 4 của đợt bệnh em bé sốt đột ngột và quấy khó chịu ( có nghĩa là những ngày đầu tiên của đợt bệnh bé chỉ là nhiễm siêu vi bình thường nhưng sau khi siêu vi thâm nhập vào cuống họng hay phế quản lại gặp 1 loại vi khuẩn ủ bệnh nào đó có sẵn sau đó dẫn đến tình trạng BỘI NHIỄM )
- Triệu chứng ho và sổ mũi ngày càng nặng dần thêm sau ngày thứ 6 7 và kéo dài không hết đó cũng là 1 dấu hiệu để biết bé bị vhht do vi khuẩn
- Triệu chứng tiếp theo là đau dầu , đối với những bé bị vhht do vi khuẩn thì bé đau đầu rất là nặng nên nếu bé chưa biết nói thì sẽ thường nắm tóc và quấy rất nhiều và hay bị ói.
- Bé rất rất mệt và lừ đừ, lưỡi trắng và thở mùi hôi, phờ phệch và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Đặc biệt các Mẹ lưu ý nếu nước mũi bé đục loãng như yogurt và hôi, có thể cánh mũi bị lóe thì đây cũng là dấu hiệu vhht do vi khuẩn.

Trên đây là những gì Vi đã áp dụng cho Pretty trong đợt bệnh, và các Mẹ nếu như đã chích ngừa đầy đủ mũi phế cầu cho con thì có thể an tâm phần nào là bé sẽ hạn chế khả năng bị viêm phổi khi bị vhht.

Tóm lại vẫn là câu nói nuôi con không những cần sức khỏe mà còn cần tinh thần thép. Giờ edit thêm muốn con khỏe mạnh thì Mẹ còn phải học, vì bác sĩ tốt nhất của con cũng chỉ là MẸ.

Bài viết này mang tính chất trí tuệ và tốn thời gian để hoàn thành nên các Mẹ copy vui lòng ghi nguồn hoặc bấm nút share giúp mình nhen♥️"


Theo Bibabo.vn