Tài khoản

Khi trẻ bị sốt có nên đóng bỉm hay không và những nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt

Thục Chinh 4 năm trước

Một số mẹ chưa có kinh nghiệm thường tỏ ra bối rối khi chăm sóc trẻ bị sốt cao. Một trong số đó là băn khoăn liệu mẹ có nên đóng bỉm cho bé không, hay nên để con thoáng mát để nhanh hạ nhiệt? Để tìm câu trả lời, mẹ hãy xem qua bài viết sau nhé.

Trẻ bị sốt có nên đóng bỉm không?

Vùng háng của trẻ là vị trí có nhiệt độ cao nhất, đặc biệt là khi bé bị sốt sẽ rất dễ bị nổi mẩn đỏ và rôm sảy. Lúc này, mặc tã bỉm cho bé sẽ càng khiến khu vực này nóng và bí bách hơn.

Các chuyên gia bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai cho rằng triệu chứng sốt là biểu hiện bình thường khi cơ thể đang tạo kháng thể đẩy lùi vi khuẩn. Cách hạ sốt hiệu quả nhất là sử dụng các phương pháp để nhiệt thoát ra ngoài.

Che chắn càng kín sẽ khiến cơ thể trẻ càng nóng hơn, lượng nhiệt không thoát ra ngoài sẽ làm bé rất khó chịu và dễ bị sốc nhiệt. Bố mẹ nên rũ bỏ bớt chăn mền, cởi bỏ quần áo, cho trẻ mặc quần áo thoáng rộng để giải bớt nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên đóng bỉm cho bé trong lúc trẻ sốt cao vì sẽ khiến thân nhiệt tăng cao hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt cao

Tình trạng sốt cao có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến trẻ biếng ăn và gặp khó khăn trong tiêu hóa. Vì vậy khi trẻ bị sốt thì gia đình cần xử lý cơ bản như sau:

  • Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ trở lên, bố mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt như paracetamol và ibuprofel. Nên cho trẻ uống một trong 2 loại thuốc này để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Trẻ cần được đo thân nhiệt liên tục và nên đặt nhiệt kế ở nách để theo dõi chuẩn xác nhất. Hoặc bố mẹ nên tận dụng giải pháp hạ sốt cho bé bằng cách chườm ấm, bôi dầu, dán miếng hạ sốt…
  • Khi trẻ bị sốt cao kèm theo co giật, bố mẹ nên đặt bé nằm nghiêng, nới rộng quần áo và lấy khăn cho vào miệng bé, phòng tránh cơn co giật sau của con.
  • Nên dùng thuốc đặt hậu môn cho trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán xem có bệnh nào khác không.
  • Môi trường sống cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể bé, bé sẽ nhanh hạ nhiệt hơn khi mẹ để phòng thoáng khí, không đóng kín cửa.
  • Nếu như trẻ dưới 6 tháng, mẹ nên cho bé bú nhiều sữa và theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên. Với những bé lớn hơn cần được uống nước đủ để tránh mất cân bằng điện giải.

Xác định tính nguy cấp khi trẻ bị sốt

Với những trường hợp trẻ bị sốt nhẹ thì bố mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc hạ sốt cho con tại nhà, với các trường hợp sốt nặng hơn cần được đưa đến bác sĩ để điều trị đúng cách thì bé mới hết bệnh được. Những điều bố mẹ nên quan tâm khi con sốt cao là:

Những triệu chứng nguy hiểm

Có thể phân biệt cơn sốt bình thường với sốt do bệnh lý bằng những biểu hiện cùng lúc. Chẳng hạn như khi trẻ thay đổi thái độ, trẻ bị nôn mửa nhiều, trẻ tiêu chảy, đau tai, đau đầu dữ dội hoặc đau họng kéo dài,… đây là những dấu hiệu ban đầu của viêm tai giữa ở trẻ, bệnh tai – mũi – họng. Các bệnh này chỉ có thể được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Độ tuổi của bé

Tùy theo độ tuổi của bé và tình trạng sốt của con mà có những trường hợp bé sẽ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Với những trẻ càng nhỏ thì cơn sốt sẽ càng có nguy cơ nghiêm trọng hơn, tốt nhất gia đình nên gọi bác sĩ nếu bé chưa được 3 tháng tuổi mà có nhiệt độ từ 38 độ C trở lên,  với những bé từ 3-6 tháng trên 38,9 độ C và từ 6 tháng 39,4 độ C trở lên.

Thời gian trẻ bị sốt

Thời gian trẻ sốt mấy ngày cũng nói lên mức độ nguy cấp của cơn sốt, trường hợp trẻ dưới 12 tháng sốt hơn 38 độ và kéo dài trên 2 ngày sẽ cần đến bệnh viện ngay. Với những trẻ bị sốt kéo dài trên 2 ngày mà không có sự cải thiện ở bé từ 1-2 tuổi và không tiến triển khi quá 3 ngày với bé trên 2 tuổi cũng cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguồn: conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn