Mách mẹ 5 mẹo ăn dặm con ăn thun thút, không cần đút ép
Ăn dặm sẽ là giai đoạn vui vẻ, thú vị và hạnh phúc của cả 2 mẹ con nếu mẹ biết cách áp dụng một số mẹo và 5 nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách này.
Xem nhanh
- Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”.
- Tập ăn vào buổi sáng
- Bắt đầu với chỉ 1/2 thìa thức ăn
- Cho bé ăn từ loãng tới đặc
- Tuyệt đối không ép bé ăn
Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, cho bé ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.
Mách mẹ 5 mẹo ăn dặm con ăn thun thút, không cần đút ép
Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu mẹ cho bé ăn dặm trước 4 tháng dễ khiến bé dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ. Điều này làm bé giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển.
Mặt khác, bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa khi bé 4 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, bé có nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác.
Ngược lại, nếu mẹ cho bé ăn dặm muộn sau 6 tháng tuổi, nhiều khả năng trẻ sẽ đứng cân, tăng trưởng chậm. Bởi vì khi này sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển nữa.
Theo BS Trần Thu Thủy (Bệnh viện nhi Trung ương), khẩu phần của trẻ ăn dặm phải có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết: tinh bột (gạo tẻ, ngô…), chất đạm (các loại thịt, cá, trứng, sữa…), chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật), chất xơ, vitamin và khoáng chất (các loại rau xanh, các loại củ). Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, mẹ nên tập cho con ăn từng loại thực phẩm riêng biệt giống ăn dặm kiểu Nhật là tốt nhất.
Bột – Cháo – Cơm là ba giai đoạn ăn dặm quan trọng của trẻ sau khi sinh. Cán đích ở cột mốc nào sớm có nghĩa là bé đã thực sự lớn hơn một chút cả về thể chất lẫn trí tuệ. Dưới đây là 5 mẹo ăn dặm giúp con ăn thun thút mà bác sĩ bệnh viện Nhi hướng dẫn các mẹ.
Khẩu phần ăn của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất
1Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”.
Mẹ có thể cho con bắt đầu ăn dặm bằng nguyên liệu bột, sau đó mới thêm đạm, rồi đến dầu và cuối cùng mới thêm rau. Thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
Với bột ăn dặm chế biến sẵn, mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn bằng bột chứa một loại ngũ cốc, không nên dùng bột ngũ cốc hỗn hợp. Mẹ cũng có thể bắt đầu bằng quả chín hoặc rau củ mềm hấp cách thủy rồi nghiền nát (quả chuối, quả bơ, bí ngô, cà rốt, khoai lang…), sau đó mới tập cho bé ăn thịt rồi rau xanh.
Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”.
Chẳng hạn, nếu bé đã quen với vị ngọt của sữa công thức thì mẹ hãy thử cho bé bắt đầu ăn dặm bằng cách nạo chuối chín cho bé ăn. Nếu bé quen với vị nhạt của sữa mẹ thì mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng các loại quả nhạt như quả bơ. Khẩu vị của các bé rất khác nhau, vì vậy mẹ cần thử nghiệm để tìm ra phương án thích hợp nhất cho bé yêu của mình.
2Tập ăn vào buổi sáng
Theo BS Trần Thu Thủy, một vấn đề khiến nhiều bà mẹ trẻ băn khoăn đó là nên tập cho bé ăn dặm vào thời điểm nào trong ngày, buổi sáng hay buổi chiều là tốt nhất? Về nguyên tắc, để việc ăn dặm trở nên dễ dàng hơn, mẹ nên chọn thời điểm bé cảm thấy muốn ăn nhất.
Trẻ bú mẹ thường hào hứng ăn hơn vào cuối ngày, khi nguồn sữa mẹ kém dồi dào. Trẻ được nuôi bằng sữa công thức lại thường đói nhất vào buổi sáng.
Nên cho trẻ ăn dặm vào buổi sáng
Khi tập cho con ăn món mới, mẹ nên bắt đầu vào buổi sáng vì nếu bé có phản ứng với thức ăn thì tới chiều tối các hiện tượng rối loạn tiêu hóa cũng chấm dứt. Bắt đầu một món mới vào buổi tối có thể đi kèm nguy cơ phải thức trắng đêm vì con.
3Bắt đầu với chỉ 1/2 thìa thức ăn
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ hãy cho bé ăn khoảng 1/2 thìa cà phê thức ăn hoặc ít hơn. Trong khi đút, hãy trò chuyện với bé, một hai lần đầu, bé có thể không biết phải làm gì, bé bối rối, nhăn mũi, đẩy thức ăn quanh miệng hay nhè hết ra. Đây là phản ứng bình thường vì thế để việc tập ăn dặm lần đầu của bé bớt khó khăn, mẹ có thể cho con bú một chút sữa mẹ hoặc sữa công thức trước khi ăn thức ăn đặc. Sau khi bé ăn hết thìa bột, bạn lại cho con bú để bé không cáu khi quá đói.
Nhưng trong quá trình ăn dặm, các mẹ không nên trộn thức ăn đặc vào bình sữa vì cách này có thể khiến bé bị sặc hoặc ăn nhiều hơn cần thiết, dẫn tới tăng cân quá mức. Mẹ cần cho bé làm quen với một bữa ăn chuẩn mực: ngồi thẳng, ăn từ thìa, nghỉ giữa các lần đút và ngừng khi no. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh suốt cuộc đời.
4Cho bé ăn từ loãng tới đặc
Đây là cách giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn. Nếu ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, mẹ đã cho bé ăn những bát cháo bột đặc sệt thì bé sẽ cảm thấy rất khó ăn, khó nuốt và hệ tiêu hóa non nớt của bé cũng phải "làm việc" nặng nhọc hơn để tiêu hóa thức ăn đó.
Nên cho bé ăn từ loãng tới đặc
Ngoài ra, mẹ cần nhớ nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt.
5Tuyệt đối không ép bé ăn
Theo BS Trần Thu Thủy, trong giai đoạn đầu cho trẻ ăn dặm, nếu bé háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn thì mẹ có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng ăn dặm. Trái lại, nếu bé nhăn nhó, bặm miệng, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì bé chưa sẵn sàng ăn và mẹ không nên ép con. Nếu lần đầu chưa thành công, mẹ hãy kiên trì thử lại. Nói chung, thường phải sau 6-10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới.
Với những trường hợp bé nhất định không chịu ăn bằng thìa, mẹ có thể thử dùng ngón tay bón thức ăn cho bé. Ngón tay mẹ mềm mại và ấm áp có thể được bé tiếp nhận dễ dàng hơn. Mẹ cần rửa sạch tay trước khi cho bé ăn. Dùng ngón tay lấy một chút bột, yêu cầu bé há to miệng và đặt đầu ngón tay của mẹ lên môi của bé. Lần tiếp theo cho đầu lưỡi của trẻ. Nếu bé nuốt hay ít nhất là không phì thức ăn ra thì mẹ hãy tiếp tục đưa thức ăn vào giữa lưỡi của bé.
Vị ngọt thường cảm nhận được ngay đầu lưỡi, vị mặn nằm ở hai bên lưỡi, vị đắng cảm nhận ở phía cuống lưỡi, còn ở phần giữa lưỡi, vị giác thường trung tính hơn. Vì vậy, khi cho bé tập ăn dặm thức ăn mới, mẹ nên đưa món ngọt vào đầu lưỡi của trẻ. Với các món ít ngọt hơn như rau thì mẹ nên đưa vào phần giữa lưỡi để làm tăng cơ hội bé nuốt vào chứ không nhè đồ ăn ra tạo thói quen xấu cho bé.
Tuyệt đối không ép bé ăn
Để cho bé ăn dặm đúng cách đòi hỏi mẹ phải cố gắng nhớ một vài nguyên tắc quan trọng. Bên cạnh đó, mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp con hấp thu dưỡng chất một cách tối ưu, rèn cho con thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh.
Với ăn dặm kiểu Nhật, trẻ sẽ biết cách nhai, trẻ sẽ không ngậm thức ăn trong miệng và trẻ có ý thức trong ăn uống, biết cách hỏi, từ chối hay thích ăn một món ăn nào đó.
Ăn dặm kiểu Nhật còn giúp trẻ cảm nhận rõ ràng các hương vị, mùi, màu sắc của từng loại thực phẩm, từng món ăn riêng biệt. Cách nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật cũng giúp hạn chế gia vị nêm nếm, tốt cho thận của bé. Mẹ cũng sẽ sớm nhận biết được con dị ứng với món ăn nào không.
Đặc biệt, với ăn dặm kiểu Nhật con rèn luyện được sự ngoan ngoãn, tự giác trên bàn ăn nhờ nguyên tắc: "Ăn là phải ngồi ghế, không chịu ngồi là nhịn". Các bà mẹ Nhật nổi tiếng trong việc áp dụng “kỷ luật thép” nên con học được phép tắc là điều đương nhiên.
Tuy nhiên, ăn dặm kiểu Nhật như thế nào để có kết quả tốt là điều không phải mẹ nào cũng rõ. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ nên tham gia khóa học ăn dặm kiểu Nhật của Bibabo để được chuyên gia hướng dẫn và thực hành đúng cách.
Bé được học kỹ năng nhai và nuốt thức ăn bằng 70%-80% người lớn sau 12 tháng, đây là 1 kỹ năng quan trọng giúp quá trình tiêu hóa của bé tốt hơn. Bé cũng được rèn luyện tính “tự giác” và phát triển kỹ năng “giao tiếp” với các đồ dùng như thìa, bát,.. để bữa ăn trở nên thú vị. Bé biết cầm nắm bốc nhón thành thạo sau 12 tháng, biết dùng nĩa, thìa thành thạo sau 14 tháng.
Bé sẽ ăn được nhiều loại thực phẩm như và có khả năng phân biệt mùi vị rất tốt, từ đó mẹ có thể biết được chính xác con thích ăn gì và không thích ăn gì. Mẹ sẽ thảnh thơi hơn, không còn những tháng ngày “lỉnh kỉnh” đồ đạc - thức ăn chế biến khi đi chơi hay phải bế con “rong ăn” vòng quanh nhà nữa.
Khóa học ăn dặm kiểu Nhật của Bibabo sẽ giúp mẹ nhàn hơn trong việc cho bé ăn dặm và bé ăn ngoan thun thút.
Mẹ cũng sẽ biết cách chế biến các món ăn dặm từ nhuyễn đến thô theo từng giai đoạn phát triển của bé. Theo dõi và khám phá sở thích ăn uống giúp con hứng thú khi ăn.
Và HƠN HẾT, mẹ được giải đáp toàn bộ thắc mắc với chuyên gia Ăn dặm nổi tiếng của Bibabo để quá trình ăn dặm của hai mẹ con diễn ra suôn sẻ nhất.
>> Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về việc cho con ăn dặm và lăn tăn chưa biết cho con ăn dặm theo phương pháp nào là phù hợp nhất thì hãy để lại comment số điện thoại ngay dưới bài viết này để Bibabo hỗ trợ tư vấn và giải đáp thêm cho mẹ nhé!
-
Thích bài viết
-
6 người thích
Nhận ngay 10 Xumom khi chia sẻ bài viết
Hỏi đáp, bình luận
bình luận
@Hanh Huynh Dạ mẹ, Bibabo sẽ liên hệ tư vấn kỹ hơn cho mẹ ạ. Mẹ để ý điện thoại của Bibabo mẹ nhé.
Viết bình luận của bạn...