Tài khoản

Mẹ bầu cần làm gì khi bị viêm nhiễm âm đạo để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Cửa hàng Bibabo 4 năm trước 131 bình luận

Viêm nhiễm âm đạo không chỉ gây ngứa ngáy, mùi hôi, khó chịu ở vùng kín mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi.

Xem nhanh

  • Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo khi mang bầu thường gặp
  • Nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo khi mang bầu
  • Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm, có ảnh hưởng thai nhi không?
  • Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm âm đạo?

Viêm âm đạo khi mang thai là tình trạng viêm nhiễm khiến âm đạo tiết dịch nhiều, gây cảm giác ngứa và đau. Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào nhưng dễ gặp nhất là tình trạng viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Do đó, việc nhận biết triệu chứng và nguyên nhân gây viêm nấm âm đạo sẽ giúp sản phụ có hướng điều trị phù hợp với sức khỏe.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị viêm nhiễm âm đạo để không ảnh hưởng đến thai nhi?

1Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo khi mang bầu thường gặp

Nấm gây viêm nhiễm âm đạo có tên là Candida, những viêm nhiễm này có xu hướng xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ vì những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tăng sản xuất glycogen (để dự trữ năng lượng trong cơ thể) và nồng độ estrogen cao hơn. Nhưng bệnh viêm nhiễm âm đạo thường phổ biến hơn trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ hơn.

Biểu hiện của viêm âm đạo do nấm khi mang thai:

- Vùng kín ngứa nhiều.

- Khí hư ra nhiều hơn bình thường.

- Khí hư màu bột trắng hoặc giống như vảy trắng bám trên quần lót.

- Khí hư có mùi hôi rất khó chịu.

- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

2Nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo khi mang bầu

Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo trong thời kỳ mang thai là do hệ nấm men và vi khuẩn sống trong âm đạo bị mất cân bằng. Ngoài ra nồng độ estrogen giảm, vệ sinh cá nhân không đúng cách cũng có thể là yếu tố gây bệnh viêm âm đạo.

Những hoạt động như uống thuốc kháng sinh, thụt rửa âm đạo quá sâu, nhiễm khuẩn...đều ảnh hưởng đến sự cân bằng của âm đạo bà bầu.

- Viêm âm đạo do nấm Candida: Âm đạo là nơi cư trú của nấm Candida. Chúng hoàn toàn vô hại nếu độ pH trong môi trường âm đạo ở mức cân bằng. Tuy nhiên, trong thời gian thai nghén, sự tăng giảm nội tiết tố đột ngột trong cơ thể thai phụ làm thay đổi độ pH vùng âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ bà bầu nhiễm nấm âm đạo là khoảng 10 – 75%, thường có biểu hiện ngứa, đau, nóng rát, kích ứng âm hộ và thỉnh thoảng bị khó tiểu.

Nấm Candida là nguyên nhân chính gây viêm âm đạo

- Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn: Lậu cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm phụ khoa có mức độ nguy hiểm khá cao, nhất là đối với mẹ bầu. Nếu thời gian ủ bệnh lâu, người mẹ sẽ có các triệu chứng như tiểu gắt, nước tiểu đục, kèm theo mủ, ra nhiều huyết trắng nặng mùi và bị đau vùng bụng dưới.

- Viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis: Bệnh viêm phụ khoa do vi khuẩn Bacterial Vaginosis xảy ra khi các vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo phát triển quá mức trong thai kỳ do sự thay đổi của hormone. Mẹ bầu nhiễm bệnh sẽ có những triệu chứng như tiết dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh.

Vi khuẩn Bacterial Vaginosis gây viêm phụ khoa

3Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm, có ảnh hưởng thai nhi không?

Nhiều mẹ bầu thường hay thắc mắc “Viêm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không”. Câu trả lời là có. Dù mẹ bầu bị viêm âm đạo ở tình trạng nặng hay nhẹ đều có thể tác động xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh mà mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau, cụ thể:

- Viêm âm đạo do nấm candida: Mẹ bầu không trị bệnh dứt điểm thì khi sinh con qua âm đạo làm nấm dính vào niêm mạc miệng của trẻ gây đen miệng hoặc viêm da do nấm cho trẻ. Nguy hiểm hơn, bé bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non, sức đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi.

Mẹ bầu bị viêm nhiễm vùng kín có thể gây ra sinh non

- Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn: Viêm âm đạo khi mang thai do lậu cầu khuẩn nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tác động xấu tới thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, gây viêm màng ối, vỡ ối, suy dinh dưỡng bào thai nên trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân,... Bên cạnh đó, khuẩn lậu còn dễ lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh thường. Vi khuẩn lậu từ dịch tiết ở đường sinh dục có thể xâm nhập vào mắt bé, gây sung huyết, có nhiều mủ vàng, làm giảm thị lực và thậm chí dẫn tới mù lòa. Liên cầu (streptococcus) nhóm B có thể gây biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh, và trong trường hợp hiếm gặp có thể gây tử vong.

Vi khuẩn lậu từ dịch tiết ở đường sinh dục có thể xâm nhập vào mắt bé, gây sung huyết, có nhiều mủ vàng, làm giảm thị lực và thậm chí dẫn tới mù lòa. 

- Viêm âm đạo do vi khuẩn BV (Bacterial Vaginosis): Có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu như nhiễm trùng nước ối, vỡ màng ối, tăng nguy cơ sinh non, con sinh thiếu tháng và sức khỏe yếu, sau sinh người mẹ rất dễ bị viêm màng tử cung.

4Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm âm đạo?

Nếu bị viêm nhiễm âm đạo thì mẹ bầu có thể áp dụng một vài phương pháp an toàn này để điều trị viêm nhiễm phụ khoa mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

4.1. Nên vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.

Mẹ bầu nên sử dụng nước ấm để rửa vùng kín và lau bằng khăn mềm ít nhất 2-3 lần/ ngày, khăn mềm có thể làm giảm mồ hôi tích tụ và do đó loại bỏ mùi khó chịu.

Mẹ bầu cũng cần tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa, thuốc xịt âm đạo, nước hoa và xà phòng để vệ sinh bên trong âm đạo. Theo các chuyên gia sức khỏe, những sản phẩm này tưởng rằng sẽ giúp âm đạo khỏe mạnh và

thơm tho, nhưng ngược lại, chúng chứa các hóa chất độc hại làm giảm nồng độ pH của âm đạo và gây khô rát. Khi bị khô, âm đạo có mùi trầm trọng hơn.

Mẹ bầu có thể phòng ngừa lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo bằng cách lau theo chiều từ trước ra sau khi đi vệ sinh xong. Bước này giúp cho “cô bé” không nhiễm vi khuẩn gây nên mùi hôi và viêm nhiễm có thể.

Nên vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.

Mẹ bầu cũng nên lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, có thành phần thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ kích ứng da. Và nhớ là chỉ rửa nhẹ nhàng chứ không thụt rửa sâu vào âm đạo mẹ nhé.

Khi chọn dung dịch vệ sinh, mẹ cũng cần lưu ý một số điều:

- Nên lựa chọn loại dung dịch vệ sinh có độ pH trên 4,5 do khi mang bầu dịch tiết âm đạo của bà bầu nhiều hơn bình thường, môi trường tự nhiên của âm đạo mẹ bầu có pH 4-4,8, cao hơn khi không mang thai. Vì thế, nguy cơ nhiễm phụ khoa khi mang thai lên tới 90%.

- Chọn các loại dung dịch vệ sinh làm sạch dịu nhẹ chứ không gây khô rát, khó chịu. Thường các loại dung dịch vệ sinh chiết xuất từ trầu không, tràm trà, lô hội, trà xanh... sẽ làm tốt điều này, vẫn giữ độ ẩm tự nhiên cho âm đạo mà lại làm sạch, kháng khuẩn tốt.

- Chọn loại nước rửa không chứa chất bảo quản, tạo bọt và hương liệu: Mẹ đừng nghĩ rằng dung dịch vệ sinh càng thơm càng tốt vì sẽ khử được mùi nha bởi các loại có mùi thơm mạnh mẽ thường được tạo nên từ các loại hương liệu, hóa chất, gây kích ứng vùng kín, ngứa rát, thậm chí còn gây khô và nỏi mụn tại vùng kín. Một số hóa chất còn tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây viêm nhiễm nặng hơn. Vì thế, một chai dung dịch vệ sinh có mùi thơm nhẹ từ tinh dầu tự nhiên sẽ tốt hơn cho cả mẹ và bé.

Dung dịch vệ sinh Lagumi trầu không tràm trà là một trong những dòng dung dịch vệ sinh đáp ứng được các tiêu chuẩn vàng cần và có mà các bác sĩ sản phụ khoa nêu trên nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Dung dịch vệ sinh Lagumi được chiết xuất 100% từ thiên nhiên với chiết xuất trầu không, tràm trà, lô hội, cúc La Mã giúp làm sạch vùng kín một cách nhẹ nhàng, loại bỏ hoàn toàn mùi khó chịu, ngăn ngừa các bệnh phụ khoa, đem lại cảm giác thoáng mát cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Đồng thời, còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm hồng và trẻ hóa vùng kín. Các nguyên liệu này đều được trồng ở vùng nguyên liệu sạch, được kiểm nghiệm rất khắt khe, đảm bảo an toàn tuyệt đối với bà bầu và mẹ sau sinh.

- Trầu không: Chất chavicol trong trầu không có khả năng ức chế các vi khuẩn, nấm, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Đặc biệt, tinh chất trầu không còn giúp trị ngứa, khử mùi hôi, làm khô thoáng vùng kín hiệu quả. Vì vậy, lá trầu không có khả năng làm sạch vùng kín hiệu quả mà rất an toàn cho mẹ bầu.

- Tràm trà: Tinh dầu tràm trà có khả năng chữa trị các bệnh gây ra bởi vi khuẩn, nấm và vi-rút. Hoạt chất α-Terpineol có trong tinh dầu tràm có thể điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm.

- Acid lactic: Là một loại Alpha Hydroxyl Axit, tạo độ pH acid cho âm đạo, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt loại bỏ nhiễm Candida - tác nhân chính gây ra các vấn đề viêm nhiễm vùng kín. Bổ sung acid lactic trong dung dịch vệ sinh giúp duy trì pH tự nhiên cho vùng kín, tăng cường khả năng tự bảo vệ, an toàn khi sử dụng hàng ngày.

- Lô hội: Có tác dụng làm mát da, làm mềm vùng da ở vùng kín của mẹ bầu rất an toàn.

Dung dịch vệ sinh Lagumi không chứa Paraben, không gây kích ứng da do không chứa xà phòng và các chất tẩy rửa.

Mỗi ngày mẹ chỉ cần làm sạch vùng kín từ 1-2 lần bằng dung dịch vệ sinh trầu không - tràm trà Lagumi là đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, dịu mát và thoải mái.

4.2. Mặc đồ lót rộng rãi và thoáng khí (ưu tiên chất liệu cotton)

Khi bị viêm nhiễm âm đạo, mẹ bầu nên tránh mặc đồ lót được làm từ chất liệu như lụa, ren, da, polyester...trong một thời gian dài. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh mặc các loại như quần lót có dây, quần lót ôm sát... Những chất liệu và các loại đồ lót này có thể gây kích ứng các mô mềm, làm các nấm men phát triển, dẫn đến mùi hôi.

Đảm bảo rằng mẹ thay đổi quần lót hàng ngày hoặc thậm chí hai lần một ngày khi ra mồ hôi nhiều. Mồ hôi tích tụ trong quần lót có thể dẫn đến sự phát triển của nấm men trong âm đạo, gây ra mùi hôi. Thay đồ lót và vệ sinh vùng kính sau khi đi bộ hoặc tập thể dục cũng là điều cần thiết.

Mặc đồ lót rộng rãi và thoáng khí (ưu tiên chất liệu cotton) và nên thay mới sau 3 tháng sử dụng

Ngoài ra, mẹ bầu nên thay quần lót mới sau 3 tháng sử dụng. Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. Nếu có thể hãy là quần lót sạch bằng bàn là nóng để tiêu diệt nốt những bào tử nấm còn sót lại ở quần.

4.3. Ăn sữa chua

Không chỉ là một sản phẩm làm đẹp da, giữ dáng mà sữa chua còn được biết đến là một “phương thuốc” diệt mùi hiệu quả. Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi trong đó có vi khuẩn lactobacillus – khắc tinh của nấm Candida (một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi vùng kín) và giúp cân bằng độ pH của âm đạo. Phương pháp này rất đơn giản. Chỉ cần mẹ bầu ăn 2 cốc sữa chua không đường mỗi ngày, mùi hôi vùng kín sẽ nhanh chóng bị tống khứ.

Ăn sữa chua là phương pháp giúp giảm bớt mùi hôi khi bị viêm nhiễm vùng kín

4.4. Sử dụng men vi sinh trị nấm âm đạo Optibac Tím dành riêng cho mẹ mang thai và đang cho con bú

Nhiều mẹ suy nghĩ sợ uống thuốc là ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, Optibac tím là men vi sinh chứ không phải là thuốc. Đây là sản phẩm men vi sinh nổi tiếng của Anh Quốc, 100% an toàn cho bà bầu và mẹ đang cho con bú, đã được kiểm chứng và đánh giá hiệu quả cũng như độ an toàn.

Mỗi viên uống OptiBac Probiotics tím có chứa tới 2.3 tỷ lợi khuẩn, gồm 2 chuẩn vi khuẩn chính là Lactobacillus rhamnosus GR-1 và Lactobacillus reuteri RC-14. Hai chuẩn vi khuẩn này có thể sống sót đến tận vùng kín, có tác dụng giúp chữa nấm âm đạo và viêm đường tiết niệu, đồng thời làm dịu cơn đau do viêm đường tiết niệu gây ra.

Men vi sinh Optibac tím giúp trị viêm nhiễm nặng, khí hư ra nhiều, sạch sẽ ngứa ngáy, an toàn cho bà bầu và mẹ đang cho con bú

Không cần đặt hay bôi thuốc rất bất tiện, mẹ bầu cứ uống mỗi ngày 2 viên Optibac tím đều đặn là đỡ ngay viêm nhiễm phụ khoa. Ngay cả những mẹ bầu viêm nặng, khí hư ra nhiều cũng nói uống hết 2 lọ Optibac tím là khỏi sạch sẽ cả ngứa ngáy, khí hư.

"Bản thân em hồi bầu Tép bị viêm nặng lắm, ngứa kinh khủng, bã đậu ra nhiều dã man, đi khám bác sĩ kêu trời sao để viêm đến nỗi này. Đi đặt các kiểu, vừa bẩn vừa bất tiện mà chẳng ăn thua. Về tự uống op tím thì sachh sẽ luôn thì biết thé nào. Mách cho ai người đấy cũng đỡ, cũng khỏi cảm ơn rối rít".

"Đắt nhưng rất hiệu quả. T mà bị viêm ngày uống 2 viên 1 tuần là khỏi"

"Sau khi sinh em thấy vùng kín rất đau rát, thực sự mỗi lần quan hệ là cực hình với e, e rất ngại làm chuyện đó, sau khi e mua optibac tím về uống e thấy cảm giá đã đỡ hơn rất nhiều và dễ chịu hơn, bây h mỗi ngày e uống 2v optibac tím và thấy khỏi hẳn cảm giác đau rát và ngứa".

Mẹ e cũng dùng optibac tím, thấy hết viêm đường tiết niệu với phần phụ nên e cũng dùng thử, e dùng từ khi mang bầu đến giờ e bé được 12m rồi, thấy sạch sẽ ko còn bị viêm nhiễm nữa".

Với các mẹ bị khí hư nhiều và ngứa ngáy khó chịu, uống 2 viên mỗi ngày sau đó giảm xuống 1 viên, sau 3 tuần thì hết hẳn. Còn các mẹ bị viêm đường tiết niệu nặng và được bác sĩ thường kê đơn kháng sinh nhưng không muốn chịu tác dụng phụ của kháng sinh thì uống men vi sinh Optibac tím, ngày uống 2 viên sau khi hết nên uống tuần 1 vài lần duy trì để không bị tái phát.

Rất nhiều mẹ bầu uống Optibac tím và đã trị dứt điểm viêm âm đạo

Chưa từng thấy một sản phẩm chữa viêm nhiễm phụ khoa nào được hội các mẹ bỉm sữa và bầu bì review khen ngợi nhiều như men vi sinh Optibac tím. Vì vậy, các mẹ bầu nào đang bị "hành hạ" bởi viêm nhiễm phụ khoa thì có thể sử dụng Optibac tím để tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng nhé.

Nếu được phát hiện, điều trị kịp thời, viêm âm đạo khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, nếu có biểu hiện ngứa ngáy, nhiều khí hư, có mùi hôi... vùng âm đạo thì mẹ hãy áp dụng ngay những phương pháp điều trị mà Bibabo chia sẻ trên đây nha.

=> Nếu mẹ đang quan tâm đến sản phẩm hoặc còn thắc mắc thì hãy comment Số Điện Thoại để Bibabo tư vấn cho mẹ nhé!

Theo Bibabo.vn
Xem thêm