Mẹ bầu nên bổ sung sắt như thế này để ngăn chặn tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ
Sắt là chất không thể thiếu đối với sự phát triển của thai nhi, thế nhưng nhiều mẹ bầu lại chưa bổ sung đúng và đủ chất dinh dưỡng quan trọng này.
Xem nhanh
- Điều gì xảy ra nếu mẹ bầu thiếu sắt?
- Nhu cầu sắt mỗi ngày của mẹ bầu
- Mẹ bầu nên bổ sung sắt như thế nào?
- Cách bổ sung sắt dễ hấp thu nhất khi mang thai
Hầu như ai cũng biết sắt là thành phần không thể thiếu trong việc tái tạo và sản sinh máu. Khi mẹ bước vào thai kỳ, nhu cầu về sắt sẽ tăng lên rất nhiều do cơ thể lúc đó không chỉ có nhiệm vụ cung cấp máu cho mẹ mà còn phải tăng cường sản sinh máu để tham gia vào quá trình hình thành, nuôi dưỡng thai nhi.
Không chỉ sản sinh máu, sắt còn tham gia vào việc hình thành nhân tế bào, phân chia tế bào và tạo ra các tế bào mới của thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Ngoài ra, sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu và cấu tạo enzym hệ miễn dịch giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng trong thời gian mang thai, vận chuyển oxy cho cho cơ thể mẹ và bé cũng như làm tăng cảm giác ngon miệng cho mẹ bầu.
Bổ sung đầy đủ sắt rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và quá trình làm tổ, nhận chất dinh dưỡng để phát triển của thai nhi (Ảnh: Internet)
1Điều gì xảy ra nếu mẹ bầu thiếu sắt?
Bổ sung không đủ sắt theo nhu cầu của cơ thể khiến mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, thường xuyên hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi và khiến con cũng có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt từ nhỏ.
Thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của mẹ suy giảm, do đó mẹ sẽ dễ mắc bệnh, dễ bị nhiễm trùng khi mang thai.
Mẹ bầu thiếu sắt nghiêm trọng còn có nguy cơ phải đối mặt với một số vấn đề nguy hiểm như sinh non, băng huyết, nhiễm trùng sau sinh,... Và thai nhi của những mẹ bầu thiếu sắt cũng có thể bị suy dinh dưỡng bào thai, nhẹ cân,...
Có rất nhiều nguồn sắt mẹ có thể bổ sung trong thai kỳ (Ảnh: Internet)
2Nhu cầu sắt mỗi ngày của mẹ bầu
Phụ nữ bình thường cần trung bình 15mg sắt mỗi ngày, đối với mẹ bầu, con số này tăng lên là 30mg sắt/ngày. Đối với những trường hợp mẹ đã có tiền sử bị thiếu máu do thiếu sắt trước khi mang thai hoặc được phát hiện thiếu máu trong thai kỳ, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho mẹ bổ sung hàm lượng sắt cao hơn, có thể lên tới 50-100mg/ngày.
Nếu đã có ý định mang bầu, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt khoảng vài tháng trước khi thụ thai để chuẩn bị nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con yêu. Còn nếu mẹ đã mang thai mà chưa bổ sung sắt thì cũng không cần lo lắng quá mà hãy bổ sung càng sớm càng tốt, ngay từ đầu thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.
3Mẹ bầu nên bổ sung sắt như thế nào?
Các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng, tim, gan, hải sản,... là một số thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc từ động vật. Ngoài ra mẹ cũng có thể bổ sung sắt từ các loại thực vật như bông cải xanh, các loại đậu, bí, các loại rau có màu xanh đậm,... Tuy nhiên, cơ thể khó hấp thụ sắt từ thực vật hơn là hấp thụ sắt có nguồn gốc từ động vật.
Trên thực tế, mẹ bầu rất khó có thể bổ sung đầy đủ sắt theo nhu cầu của cơ thể qua chế độ ăn vì sắt trong thực phẩm chỉ được cơ thể hấp thu 5-15%, đó là còn chưa kể lượng sắt bị hao hụt do sơ chế và chế biến nhiệt. Do đó, mẹ bầu thường được khuyên nên bổ sung thêm các loại thuốc có chứa sắt trong thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
4Cách bổ sung sắt dễ hấp thu nhất khi mang thai
Vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, vì thế mẹ có thể uống thuốc sắt cùng với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh,...
Mẹ nên uống sắt khi đói hoặc sau bữa ăn 1-2 tiếng
Canxi cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể, mẹ không nên uống thuốc sắt cùng với sữa hoặc ăn các thực phẩm giàu canxi sau khi uống sắt (phô mai, sữa chua,...). Nếu mẹ uống thuốc canxi thì nên sắp xếp giờ uống sắt và canxi cách xa nhau
Không nên uống thuốc sắt cùng với trà, cà phê,...
Nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ (tránh táo bón) trong thời gian uống thuốc sắt.
-
Thích bài viết
-
24 người thích
Nhận ngay 10 Xumom khi chia sẻ bài viết
Hỏi đáp, bình luận
bình luận
Viết bình luận của bạn...