Tài khoản

Mẹ hại con vì cho ăn sai cách

Vũ Phương Anh 5 năm trước 5 bình luận

Chào các mom, em là dâu mới về nhà chồng được gần 1 năm và hiện tại đang có bé trai 5 tháng rồi nên kinh nghiệm chưa có nhiều. Không biết ở đây có mom nào đau đầu về cái vụ con quấy khóc không rõ nguyên nhân không, vì con bé nhất là trẻ sơ sinh nên chẳng hiểu con đang khó chịu và muốn gì. Mỗi lần như thế, em sợ mẹ chồng dã man, vì thể nào cũng bị nhìn rồi bảo không biết dỗ con. Cách duy nhất để chống đỡ lúc ấy là cho con ti mẹ, dần dần cứ thành quen luôn, vừa nằm cho con ti vừa được rảnh dùng điện thoại hay ngủ thì khoái chí lắm. 

Nhưng hôm trước em giật mình phát sợ luôn khi biết một trường hợp 1 chị ở cơ quan em có bé được 1m25d phải đi cấp cứu gấp vì bị xuất huyết dạ dày. Nguyên nhân là do bé bú quá no, quá nhiều dẫn đến niêm mạc mỏng dần gây chảy máu. Bé nhà chị ấy một tháng ăn hết 5 hộp sữa ngoài, vẫn bú mẹ đều thì các mom tưởng tượng sức ăn của bé kinh khủng như thế nào rồi đấy. 

Đây là ảnh bé con nhà chị bị chảy máu dạ dày vì ăn no quá đấy các mom ạ, nhìn mà xót không chịu được.

Có lần sang chơi em cũng chứng kiến chị cho con ti rồi nhưng vẫn pha thêm 60ml sữa ngoài nữa. Nghe chị kể là không cho bú thì nó không chịu nằm yên chơi cho, ti chưa đủ lượng là hoặc là pha thêm sữa ngoài hoăc là lại cho ti mẹ tiếp.Con cứ khóc là cho bú, đúng là cách suy nghĩ và cách cho con ăn của chị giống y hệt em luôn các mom ạ nên em sợ quá, có điều sức ăn của bé nhà em chưa quá kinh khủng như bé nhà chị ấy. Nhưng đúng là bài học xương máu cho em luôn, em muốn chia sẻ để các mẹ cùng tránh, để nếu ai có lỡ “dỗ” con theo kiểu hại con như vậy thì dừng lại nhanh trước khi quá muộn.

Sau trường hợp của chị bạn, em mới bắt đầu tìm hiểu, rút ra được kinh nghiệm làm mẹ cho bản thân quan sát những tín hiệu quấy khóc riêng biệt của con ở từng thời điểm và tìm ra cách xử lý phù hợp nhất

Nếu bé khóc vì đói bụng

Những dấu hiệu khi bé đang cần tiếp thức ăn mà mẹ cần chú ý như: gây tiếng động rối rít, liếm môi, mút ngón tay hoặc dò dẫm tìm ti mẹ khi được bế ẵm. Lúc này mẹ nên xem lại thời gian ăn gần nhất của con là bao lâu và cho con ti đúng lúc 

Khóc do đau bụng

Thường thì tiếng khóc con lớn và có cường độ càng lớn thì khả năng cao là do con bị đau chứ không phải vì đói hay mệt. Bé sẽ gào khóc không thể dỗ nín, cứ mỗi 3 tiếng lại khóc, mỗi tuần cứ lặp lại cơn đau ít nhất 3 lần, kéo dài trong khoảng 3 tuần. Lúc này các mom cần đưa bé đến phòng khám gần nhất hoặc gọi y tá đến nhà để kiểm tra. 

Khóc vì các kích ứng nhỏ

Mẹ hãy kiểm tra liệu bé có đang ở tư thế không thoải mái hay có mắc kẹt hoặc bị va đập vào đâu không. Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc, hãy thử cởi hết đồ trên người trẻ ra và tìm nguyên nhân gây khó chịu cho bé, chẳng hạn quần áo của bé có quá chật hay có tóc quấn vào chân hay ngón tay bé thiếu sự lưu thông?

Khóc khi thiếu ngủ

Người lớn thường nghĩ rằng trẻ nhỏ rất dễ ngủ, mọi lúc mọi nơi.Thực tế, bé yêu của bạn không dễ ngủ như vậy. Trẻ nhỏ có thể khóc la thay vì say ngủ, đặc biệt khi bé quá mệt.

Khóc vì cảm thấy quá nóng hay quá lạnh

Khi trẻ cảm thấy ớn lạnh, ví dụ như lúc mẹ thay quần áo / tã; hoặc lau người bằng khăn lạnh, bé có thể phản ứng bằng tiếng khóc.

Trẻ mới sinh thích được ấp ủ ấp ám – nhưng không quá nóng. Bé thường cảm thấy thoải mái hơn người lớn khi được mặc them một lớp quần áo. Cảm giác quá ấm áp không làm bé khó chịu như quá lạnh nên tiếng khóc cũng không ít dữ dội hơn.

Khóc khi bé cần ợ hơi

Dĩ nhiên việc ợ hơi là không bắt buộc. Nhưng nếu bé khóc sau khi ăn, có thể trẻ cần được ợ hơi. Trẻ nhỏ nuốt không khí trong khi bú sữa mẹ hay sữa bình. Nếu lượng khí này không được thoát ra ngoài, bé sẽ cảm thấy bứt rứt. Bé yêu  thực sự cần được thải bớt khí ra
khỏi dạ dày.

Nhưng cũng có thể con khóc chỉ do làm nũng

Trẻ nhỏ luôn cần được vỗ về nâng niu. Bé muốn nhìn thấy gương mặt của bố mẹ, nghe giọng nói và thậm chí “ghiền hơi”. Khóc có thể là cách mà bé yêu “vòi vĩnh” được âu yếm. Trong trường hợp ấy, em đã thử nựng bé và bé nín dần rồi còn nói chuyện tương tác lại với mẹ trông rất yêu. 

Vậy đấy các mom ạ, trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh chưa thể dùng ngôn ngữ để nói lên nhu cầu của chúng được nên vô tình chung các bà, các mẹ cứ mặc định trẻ quấy khóc là bé đang đói. Trẻ nhỏ có nhu cầu riêng của bản thân, ngoài nhu cầu ăn uống, trẻ nhỏ còn rất nhiều nhu cầu khác cả bản thân mà đều thông qua tiếng khóc. Hãy học cách thấu hiểu nhu cầu của con yêu qua tiếng khóc và những cử chỉ đi kèm của bé các mom nhé!


Theo Bibabo.vn