Tài khoản

[Mới nhất] Bảng chiều cao - cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh năm 2020

Hà Trang 4 năm trước 22 bình luận

Bảng chiều cao - cân nặng chuẩn này giúp ba mẹ theo dõi và phần nào đánh giá sự phát triển của bé yêu trong 01 năm đầu đời.

Xem nhanh

  • Bảng chiều cao - cân nặng của trẻ sơ sinh (từ 0 - 1 tuổi) 
  • Lưu ý khi đo cân nặng - chiều cao của bé sơ sinh
  • Tôi phải làm gì khi con không đạt “chuẩn”?

Với người làm ba mẹ, chúng mình đều muốn con cao lớn, khỏe mạnh và thông minh. Do đó, sự phát triển về thể chất (phản ánh từ chiều cao, cân nặng của trẻ) và sự phát triển não bộ (dựa trên chỉ số chu vi vòng đầu và các mốc phát triển trẻ đạt được) là những chỉ số quan trọng nhất ba mẹ cần theo dõi đều đặn định kỳ hàng tháng. 

Trong bài này, mình xin tập trung chia sẻ về sự phát triển thể chất của trẻ thông qua bảng chiều cao - cân nặng chuẩn để các mẹ tham khảo nhé.

Theo dõi chiều cao - cân nặng của trẻ là cần thiết (Ảnh: Internet)

1Bảng chiều cao - cân nặng của trẻ sơ sinh (từ 0 - 1 tuổi) 

Mình xin tách riêng hai đối tượng là bé trai và bé gái, vì sự phát triển của các bé theo giới tính là khác nhau và cũng giúp mẹ tiện theo dõi nhé. 

Bảng chiều cao - cân nặng chuẩn của bé trai từ 0 - 1 tuổi

Tháng

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

Suy dinh dưỡng

Nguy cơ SDD

Bình thường

Nguy cơ béo phì

Béo phì

Giới hạn dưới

Bình thường

Giới hạn trên

0

2.5

2.9

3.3

3.9

4.3

46.3

47.9

49.9

1

3.4

3.9

4.5

5.1

5.7

51.1

52.7

54.7

2

4.4

4.9

5.6

6.3

7.0

54.7

56.4

58.4

3

5.1

5.6

6.4

7.2

7.9

57.6

59.3

61.4

4

5.6

6.2

7.0

7.9

8.6

60.0

61.7

63.9

5

6.1

6.7

7.5

8.4

9.2

61.9

63.7

65.9

6

6.4

7.1

7.9

8.9

9.7

63.6

65.4

67.6

7

6.7

7.4

8.3

9.3

10.2

65.1

66.9

69.2

8

7.0

7.7

8.6

9.6

10.5

66.5

68.3

70.6

9

7.2

7.9

8.9

10.0

10.9

67.7

69.6

72.0

10

7.5

8.2

9.2

10.3

11.2

69.0

70.9

73.3

11

7.7

8.4

9.4

10.5

11.5

70.2

72.1

74.5

12

7.8

8.6

9.6

10.8

11.8

71.3

73.3

75.7


Bảng chiều cao - cân nặng chuẩn của bé gái từ 0 - 1 tuổi

Tháng

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

Suy dinh dưỡng

Nguy cơ SDD

Bình thường

Nguy cơ béo phì

Béo phì

Giới hạn dưới

Bình thường

Giới hạn trên

0

2.4

2.8

3.2

3.7

4.2

45.4

49.1

52.9

1

3.2

3.6

4.2

4.8

5.4

49.8

53.7

57.6

2

4.0

4.5

5.1

5.9

6.5

53.0

57.1

61.1

3

4.6

5.1

5.8

6.7

7.4

55.6

59.8

64.0

4

5.1

5.6

6.4

7.3

8.1

57.8

62.1

66.4

5

5.5

6.1

6.9

7.8

8.7

59.6

64.0

68.5

6

5.8

6.4

7.3

8.3

9.2

61.2

65.7

70.3

7

6.1

6.7

7.6

8.7

9.6

62.7

67.3

71.9

8

6.3

7.0

7.9

9.0

10.0

64.0

68.7

73.5

9

6.6

7.3

8.2

9.3

10.4

65.3

70.1

75.0

10

6.8

7.5

8.5

9.6

10.7

66.5

71.5

76.4

11

7.0

7.7

8.7

9.9

11.0

67.7

72.8

77.8

12

7.1

7.9

8.9

10.2

11.3

68.9

74.0

79.2

2Lưu ý khi đo cân nặng - chiều cao của bé sơ sinh

Để có kết quả đo cân nặng và chiều cao tốt nhất, khi đo mẹ lưu ý một số điểm:

Đo chiều cao: 

  • Luôn cởi bỏ giày, mũ nón của trẻ trước khi đo chiều cao. 

  • Đo chiều cao chính xác nhất là vào buổi sáng. 

  • Bé dưới 3 tháng tuổi nên đặt bé nằm ngửa khi đo. 

Đo cân nặng:

  • Đo sau khi bé đi tiểu hoặc đi đại tiện. 

  • Đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200 - 400g). 

  • Nên đo mỗi tháng 1 lần. 

3Tôi phải làm gì khi con không đạt “chuẩn”?

Chắc chắn khi quan sát bảng này và so sánh với sự phát triển của bé, ba mẹ sẽ thấy cân nặng và chiều dài của con yêu không thể khớp với chuẩn được. Nếu sự chênh lệch ít, ba mẹ không cần quá lo lắng. Sự phát triển của mỗi bé là khác nhau, tùy thuộc vào gen di truyền, vào chế độ dinh dưỡng và chăm sóc của gia đình. Chiều cao - cân nặng “chuẩn” thực tế là chỉ số trung bình, mang tính chất tham khảo giúp ba mẹ tiện theo dõi mà thôi. 

  • Nếu cân nặng của em bé ở mức Suy dinh dưỡng trở xuống và mức béo phì trở lên, đây là trường hợp đáng báo động, ba mẹ nên cho bé đi khám dinh dưỡng càng sớm càng tốt. 

  • Nếu cân nặng của em bé ở mức từ Suy dinh dưỡng đến Nguy cơ suy dinh dưỡng, hay từ mức Nguy cơ béo phì đến Béo phì, ba mẹ nên thay đổi lại chế độ ăn uống cho trẻ cho phù hợp, nếu không yên tâm vẫn nên đưa trẻ đi khám. 

  • Nếu cân nặng của bé nằm trong khoảng từ Nguy cơ suy dinh dưỡng đến Nguy cơ béo phì, em bé vẫn trong giới hạn cân tốt, ba mẹ không cần quá lo lắng. Tiếp tục duy trì việc bổ sung dinh dưỡng cho bé là được mẹ nhé. 

Đừng để áp lực cân nặng và chiều cao ám ảnh mẹ mỗi ngày. Đừng để “con nhà người ta” khiến hành trình chăm sóc và nuôi dạy con của mình tồi tệ. Hãy cứ chăm con đúng cách và khoa học để bé phát triển tự nhiên và tốt nhất theo các của bé mẹ nha. 

Trong bài sau, mình xin chia sẻ về các chỉ số đánh giá sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các mẹ ủng hộ thì comment xuống phía dưới nha.

Theo Bibabo.vn
Xem thêm