Tài khoản

Nhầm lẫn nghiêm trọng giữa: Tắc tia sữa với áp xe vú sau sinh

Cửa hàng Bibabo 5 năm trước

Tắc tia sữa và áp xe vú là hai hiện tượng rất dễ gặp phải ở phụ nữ sau sinh và đang cho con bú, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú...

Xem nhanh

  • Tắc tia sữa là gì?
  • Áp xe vú là gì?
  • Tắc tia sữa bao lâu thì bị thành áp xe vú?
  • Chữa tắc tia sữa cho mẹ sau sinh nhanh và hiệu quả nhất 
  • Những cách phòng trách tắc tia sữa

1Tắc tia sữa là gì?

Thông thường, các nang sữa ở bầu ngực sẽ tạo ra sữa rồi đưa sữa theo các ống dẫn về xoang chứa sữa phía sau quầng vú. Khi bé mút hoặc có tác động giống như lực mút của trẻ thì sữa sẽ chảy ra ngoài. Nhưng có thể do sự chèn ép từ bên ngoài hay một lý do nào đó khiến ống dẫn sữa bị tắc bên trong, làm cho sữa không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ. Đây được gọi là hiện tượng tắc tia sữa.

Nhầm lẫn nghiêm trọng giữa: Tắc tia sữa với áp xe vú sau sinh

Tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt thời gian cho con bú, đặc biệt là những ngày đầu sau sinh. 

* Biểu hiện của tắc tia sữa bao gồm:

- Bầu vú căng, cứng, đau nhức, mức độ ngày càng tăng dần khiến mẹ vô cùng đau đớn, khó chịu.

- Khi sờ vào ngực thấy một hoặc nhiều cục cứng.

- Sữa tiết ra ít hoặc không tiết ra.

- Người mẹ có thể phát sốt.

* Nguyên nhân gây tắc tia sữa có thể là do:

- Chưa làm thông các đầu tia sữa ở núm vú của mẹ.

- Bé bú mẹ quá ít, lượng sữa dư thừa quá nhiều.

- Bé bú mẹ không đúng cách khiến núm vú bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

- Núm vú phẳng hoặc tụt vào bên trong gây khó khăn cho bé trong quá trình bú, đồng thời cản trở sữa thoát ra ngoài.

- Vệ sinh núm vú chưa đúng cách.

- Vệ sinh lưỡi, miệng của trẻ chưa đúng cách, vô tình khiến vi khuẩn từ miệng trẻ tấn công núm vú.

- Sau khi bé bú xong vẫn còn một lượng sữa thừa nhất định và mẹ không vắt lượng sữa này ra.

Khi bị tắc tia sữa, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, tích cực hút sữa để làm thông sữa ra bên ngoài. Nếu tình trạng không được cải thiện thì nên đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.

Tắc tia sữa không những khiến mẹ đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến lượng sữa của con khiến con không được bú đủ no mà còn có thể dẫn đến những nguy hiểm khác như áp xe vú, trầm cảm sau sinh vì áp lực và mệt mỏi do tắc tia sữa, thậm chí là nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng.

2Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú. Các ổ viêm này do vi khuẩn gây ra, chủ yếu là liên cầu khuẩn và tụ cầu. Áp xe vú thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú. Vi khuẩn từ đầu vú, lợi dụng các vết thương, theo ống dẫn sữa đi vào bên trong gây viêm nhiễm tuyến vú. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú.

Khi bị áp xe vú, mẹ sờ vào ngực sẽ thấy cục cứng, bên trong có nang chứa đầy mủ, xung quanh nang là các mô viêm. Đồng thời vùng da bên ngoài tại vị trí đó sẽ mẩn đỏ và sưng tấy, có cảm giác nóng rát. Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức sâu bên trong ngực, đau hơn khi sờ vào hoặc cử động cánh tay.

Bên vú bị áp xe sẽ sưng to ra, cứng chắc, hạch nách cũng phát triển. Vú không tiết ra sữa hoặc tiết ra rất ít. Khi siêu âm sẽ thấy một vùng mủ hình thành ở vị trí cục cứng. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái.

Áp xe vú là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú

Thông thường, mẹ bị tắc tia sữa dễ chuyển biến thành áp xe vú. Do sữa ứ đọng trong bầu ngực lâu ngày, không thoát được ra ngoài. Trong trường hợp này, mẹ cần phải dùng kháng sinh và kháng viêm để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển. Nếu không khỏi thì phải kết hợp trọc trích để tháo mủ áp xe.

Ổ áp xe sẽ to dần lên, đến một mức độ nào đó sẽ tự vỡ hoặc có thể chọc cho vỡ để lấy mủ ra ngoài. Trong thời gian đó, người mẹ sẽ có cảm giác vô cùng đau đớn, căng tức ngực như muốn nổ tung, có thể kèm theo sốt cao, sốt lạnh toàn thân, khát nước, môi khô, lưỡi bẩn, cơ thể xanh xao, yếu ớt....

Thời gian điều trị áp xe vú mẹ không nên cho con bú vì sữa có thể bị lẫn mủ. Ngoài ra, mẹ sốt cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bé bú mẹ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi phân lỏng hoặc phân có màu lạ... Mẹ chỉ nên cho con bú ở bên vú bình thường, còn bên vú bị áp xe thì hút sữa bỏ đi.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến áp xe vú là do mẹ không vệ sinh đầu vú sạch sẽ, không cho trẻ bú hết sữa trong bầu ngực dẫn đến ứ đọng sữa... Nhiễm trùng vi khuẩn cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến áp xe vú.

3Tắc tia sữa bao lâu thì bị thành áp xe vú?

Tắc tia sữa khiến sữa ứ đọng bên trong bầu ngực, lâu ngày dẫn đến áp xe. Thường không xác định được thời gian chính xác để tắc tia sữa phát triển thành áp xe vú. Tùy theo thể trạng, sức đề kháng của mỗi người và mức độ tắc tia sữa mà thời gian tắc tia sữa trở thành áp xe vú khác nhau. Có mẹ có thể bị áp xe vú ngay sau khi tắc tia sữa được 1 - 2 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài 3 - 5 ngày.

Tắc tia sữa bao lâu thành áp xe vú

Do đó, khi thấy hiện tượng tắc tia sữa, mẹ nên thông sữa càng sớm càng tốt. Sữa được thông ra ngoài sẽ giảm tình trạng tắc và hạn chế khả năng phát triển thành ổ áp xe.

4Chữa tắc tia sữa cho mẹ sau sinh nhanh và hiệu quả nhất 

Sau khi bé bú xong vẫn còn một lượng sữa thừa nhất định và mẹ không vắt lượng sữa này ra, lâu ngày lượng sữa này sẽ đọng lại trong bầu ngực gây tắc tia sữa. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên là làm trống bầu vú hoàn toàn bằng cách cho con bú liên tục kết hợp hút kiệt sữa. Có bốn phương pháp điều trị tắc tia sữa:

- Chườm ấm: Giúp sữa nơi bị tắc dễ tan ra nhưng mẹ không nên chườm quá nóng sẽ gây bỏng rát da. Một số cách chườm ấm như cho nước nóng vào một bình, quấn xung quanh bằng một cái khăn lông mỏng vừa phải, áp vào mặt trong cánh tay thấy nóng vừa, tránh bị bỏng và bắt đầu lăn lên nơi bị tắc tia sữa. Hoặc dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên. Hoặc tắm bồn bằng nước ấm, ngâm mình và toàn bộ ngực vào trong bồn nước ấm, vừa ngâm vừa massage ngực bị tắc.

Chườm ấm bầu ngực giúp sữa nơi bị tắc dễ tan ra

- Massage: Massage nhẹ nhàng nhưng phải tạo được một lực chắc chắn tương đối lên nơi đang bị tắc, massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú. Dùng hai lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng hai bầu ngực khoảng 30 giây. Dùng 5 ngón tay chụm lại vê quần vú. Thời điểm massage tốt nhất là trước, trong và sau khi cho bú hoặc hút sữa. Mẹ có thể mua các dòng máy hút sữa có tính năng massage toàn bộ bầu ngực như Rozabi Deluxe sẽ kích thích tia sữa lại vừa tiết kiệm thời gian mà mẹ lại không cảm thấy mệt mỏi khi massage.

Cách massage ngực để thông tắc tia sữa

- Làm trống bầu vú: Thay đổi nhiều tư thế cho con bú, mỗi tư thế bú của bé sẽ tác động lực hút mạnh nhất trên nhưng tia sữa khác nhau. Vì vậy với các bé bú mẹ trực tiếp nên thay đổi nhiều tư thế bú. Một số mẹ chỉ cần thay đổi tư thế là có thể là thông tia sữa. Trong khi cho bú tiếp tục massage nhẹ nhàng nhưng chắc chắn lên vùng bị tắc. Bú bên vú tắc trước và bú thường xuyên khoảng 2 giờ/ lần.

Mẹ nên đổi cho bé bú nhiều tư thế để thông tia sữa

- Dùng máy hút sữa để thông tắc tia sữa: Sau khi cho con bú xong mẹ sẽ dùng máy hút sữa hút kiệt phần sữa còn lại trong bầu ngực ra. Nếu mẹ không cho bé bú trực tiếp thì sẽ tiến hành hút sữa luôn từ lúc đầu. Khi dùng máy hút sữa để hút, tốt nhất dùng máy hút sữa điện đôi, có lực hút mạnh và quan trọng nhất là có tính năng vắt kiệt sữa như Rozabi Deluxe. Máy hút sữa Rozabi Deluxe với 5 cấp độ hút, 6 chế độ vắt kiệt sữa, lực hút khỏe, hút mạnh, dễ dàng giúp mẹ thông các tuyến sữa bị tắc, kích thích phản xạ xuống sữa, từ đó hút kiệt sữa ra ngoài, làm trống bầu vú cho sữa mới về. 4 chế độ massage của Rozabi Deluxe sẽ giúp ti mẹ khởi động êm ái, không bị đau rát. Mẹ có thể kết hợp massage trong khi hút, hệ thống 5 gân massage nổi sẽ chụp đúng huyệt giúp sữa xuống nhiều và nhanh mà không khiến mẹ cảm thấy đau ngay cả khi mẹ hút ở mức độ cao. Cơ chế hút chân không kết hợp massage nhẹ nhàng, không gây đau đớn như phương pháp nặn, bóp dân gian. Rozabi Deluxe thực sự là giải pháp đối với các mẹ bị tắc tia sữa, ít sữa và mất sữa.

Máy hút sữa Rozabi Deluxe giúp thông tia sữa bị tắc, kích thích tiết sữa nhiều

Việc hút đêm cũng sẽ không còn là nỗi ám ảnh của mẹ nữa vì đã có hệ thống đèn của Rozabi Deluxe hỗ trợ mẹ hút đêm. Đèn được thiết kế bao quanh máy đủ để tạo một khoảng sáng nhỏ giúp mẹ hút sữa mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ bé yêu hay cả nhà.

Màn hình LCD của máy hút sữa Rozabi Deluxe hiển thị đầy đủ thông tin gồm chế độ hút/ massage, cấp độ hiện tại, thời gian hút giúp mẹ dễ dàng kiểm soát và theo dõi hiện trạng. “Bộ nhớ hoàn hảo” này có thể giúp mẹ thoải mái đầu óc trong khi hút vì không cần phải ghi nhớ thời gian và cấp độ.

Máy hút sữa Rozabi có tích hợp pin sạc giúp mẹ hút sữa không cần điện

Pin sạc của máy có dung lượng lên tới 600mA, mỗi lần sạc chỉ mất khoảng 2 giờ là mẹ có thể yên tâm hút được 3-4 cữ hút mà không cần cắm điện. Dây cáp của máy tích hợp đầu cắm USB kèm củ sạc 5V 1A giúp mẹ có thể nối vào bất cứ nguồn điện nào từ ổ điện, laptop, hay pin dự phòng… là giải pháp tiện lợi để mẹ có thể hút sữa ở bất kỳ đâu, kể cả ở văn phòng, trên ô tô hay khi đi du lịch.

- Uống lợi sữa Mộc Tiên: Có nhiều trường hợp mẹ sau khi trị tắc sữa thì sữa sẽ ít hơn nhiều, do đó việc uống lợi sữa mộc tiên hàng ngày sẽ kích thích bầu ngực sản sinh nhiều sữa hơn, giúp mẹ có đủ sữa để nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Hơn thế, lợi sữa mộc tiên còn giúp sữa mẹ đặc sánh nhiều dinh dưỡng hơn, con bú sẽ tăng cân đều theo đúng tiêu chuẩn, giúp con khỏe mạnh, lớn nhanh.

Lợi sữa Mộc Tiên giúp mẹ nhiều sữa, sữa đặc sánh, nhiều dinh dưỡng, con tăng cân đều

5Những cách phòng trách tắc tia sữa

- Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.

- Cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10-15 phút là đủ, bú hết một bên, không để trẻ ngậm đầu ti ngủ. Nếu con bú không hết, mẹ cần vắt sữa ra ngoài.

- Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú.

- Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.

Bibabo hi vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp mẹ bỉm sữa hiểu rõ hơn về chứng bệnh tắc tia sữa và áp dụng những cách trên để phòng tránh và chữa trị tắc tia sữa hiệu quả và nhanh nhất.

>> Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào bề cách chữa trị tắc tia sữa hiệu quả thì hãy comment số điện thoại để Bibabo tư vấn cho mẹ chi tiết hơn nữa nhé!

Theo Bibabo.vn