Tài khoản

Phụ nữ mang thai bị lao – Nguy hiểm khó lường, mẹ mất con “như chơi”

Duy Phương 4 năm trước

Lao là một bệnh lý nghiêm trọng và đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con, ngay cả khi thai nhi còn trong bụng mẹ cũng có thể bị lao bẩm sinh. Vì thế việc phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp ngăn cản lây truyền cho thai nhi.

Phụ nữ mang thai có cơ thể tương đối yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi từ bên ngoài. Do đó nếu bất cẩn hít phải virus lao thì nguy cơ mẹ bầu nhiễm bệnh là rất cao.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị lao?


Sự thay đổi về nội tiết tố oestrogen, progesteron và nội tiết tố nhau thai khiến cho các cơ quan phục vụ quá trình mang thai và sinh nở ở vùng chậu – hông, vùng kín, tử cung, da, các cơ tăng cường chuyển hóa chất và ngấm nhiều nước hơn. Điều này kéo theo hoạt động của các tổ chức phổi, tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, từ đó tạo điều kiện khiến virus và vi khuẩn lao dễ dàng thâm nhập, hoạt động bên trong cơ quan của mẹ.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến phụ nữ mang thai bị lao là bởi các nguyên nhân khác như mẹ ăn uống không đủ chất, mất sức và mệt mỏi, hệ miễn dịch bị suy yếu… Virus gây bệnh cũng có thể xâm nhập qua con đường hô hấp nếu mẹ hít phải lượng không khí có chứa vi khuẩn lao.

Lao khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

Lao là bệnh truyền nhiễm và con đường lây nhiễm từ mẹ sang con là 80%. Đã có nhiều thống kê về số lượng bà mẹ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh lao và phải điều trị lao trong thai kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong lên đến 18,7%.

Số trường hợp thai nhi bị lao bẩm sinh sẽ chào đời với mức cân nặng thấp hơn, kèm theo đó là các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, sốt, suy hô hấp, gan to… Trẻ sơ sinh bị lao có biểu hiện ngủ li bì, sốt liên tục, hoặc nguy hiểm nhất là hôn mê nhưng trường hợp này khá hiếm gặp.

Với những phụ nữ mang thai bị lao trong giai đoạn thai kỳ cuối có tỷ lệ tử vong tăng lên đến 4 lần và tỷ lệ mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén cũng tăng cao.

Bởi vì những rủi ro mà bệnh lao gây ra đối với cả mẹ và bé là khá lớn nên nếu người mẹ đã được chẩn đoán mắc bệnh lao giai đoạn nghiêm trọng thì lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa là nên trì hoãn việc mang thai. Nếu mẹ bị lao vào 3 tháng cuối có thể được khuyến khích sinh mổ để bác sĩ có thể trực tiếp can thiệp điều trị bệnh lao cho cả mẹ và con.

Khi phát hiện lao thì bà bầu nên làm gì?

Thực hiện khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ sớm phát hiện ra các bệnh lý bất thường. Nếu nghi ngờ mình bị lao, chị em phụ nữ mang thai nên đến các cơ sở y tế và bệnh viện có chuyên khoa lao để được xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng giúp chẩn đoán chính xác. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh lao là đau đầu, đau ngực và tức ngực, khó thở, sốt và đổ mồ hôi khi ngủ, đau ở cổ và nách…

Quy trình kiểm tra sẽ có thủ thuật chụp X-quang ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nên mẹ hãy thông báo về tình trạng mang thai của mình để được nhân viên y tế về việc đeo chì trên bụng để bảo vệ bé khỏi tia X. Quá trình điều trị lao trong thai kỳ bắt buộc mẹ phải dùng thuốc, ngoài ra người mẹ còn cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Ăn uống đầy đủ và không được bỏ bữa, đặc biệt mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất, đảm bảo nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
  • Tăng cường uống sữa tươi, sữa đậu nành và các thực phẩm giàu canxi, dầu cá cũng có vai trò hỗ trợ phục hồi vùng phổi bị nhiễm bệnh.
  • Phụ nữ mang thai cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để làm giảm sự hô hấp và chủ động chăm sóc sức khỏe của mình theo lưu ý từ bác sĩ.

Nguồn: Conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn