Tài khoản

Quá ngày dự sinh và nguy hiểm

ℳẸ BẮP☘ XOÀI 5 năm trước 7 bình luận

QUÁ NGÀY DỰ SINH - MẸ VÀ BÉ CÓ THỂ ĐỐI MẶT VỚI NGUY CƠ GÌ?


So với nỗi lo sinh non thì quá ngày dự sinh mà bé con chẳng chịu chui ra cũng khiến mẹ lo lắng không kém. Đúng thời điểm vẫn là tốt nhất phải không các mẹ?


Một thai kì bình thường là mẹ chỉ trải qua 38-40 tuần thai.  Nếu thai kì kéo dài đến 42 tuần thì được gọi là thai quá ngày sinh.

Trên thực tế, do nhiều mẹ chưa tính được chính xác ngày thụ thai và ngày rụng trứng của mỗi người chỉ dựa trên phỏng đoán, mang tính tương đối và mỗi thai nhi lại có một điều kiện phát triển khác nhau nên đôi khi cũng có nhiều trường hợp sinh không đúng thời hạn dự đoán.

Những nguy hiểm khi thai nhi quá ngày sinh mẹ cần lưu ý:


  • Trưởng thành muộn: Do nằm trong nước ối lâu, thai nhi sẽ bị mất đi lớp mỡ bao bọc cơ thể, nhiều nhất là vùng bụng. Lúc này, làn da của bé sẽ đỏ ửng, nhăn nhúm như một cái áo không vừa vặn với cơ thể bé và có thể bị tróc dần ra. Ngoài ra, trưởng thành muộn còn gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ vì lúc đó xương sọ cứng hơn và thai nhi cũng to hơn.


  •  Một khi lá nhau bị thoái hóa dần do thai quá ngày sẽ khiến nhau thai bị suy: Tình trạng này sẽ khiến cơ thể thai nhi bị sụt cân, giảm lượng mỡ cần thiết cũng như giảm khối lượng cơ do thiếu chất dinh dưỡng và oxy.


‼️ Quá ngày dự sinh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé ‼️


  •  Thai quá lớn (trên 4kg), đặc biệt trong trường hợp mẹ bị béo phì hay bị tiểu đường thai kỳ, gây khó khăn  trong quá trình chuyển dạ, nhiều trường hợp phải sinh mổ do khó sinh. Nếu cố sinh thường thì khi di chuyển qua đường sinh, vai thai nhi to quá có thể làm gãy xương đòn, gây liệt hoặc rối dây thần kinh cánh tay, thậm chí đe dọa đến tính mạng thai nhi. Riêng với mẹ, sinh một em bé quá to có thể khiến mẹ bị rách cổ tử cung, rách âm đạo, làm giãn sàn chậu, mất tự chủ tiêu tiểu sau sinh và có nguy cơ suy yếu cổ tử cung - đây cũng là một nguyên nhân dọa sinh non ở lần mang thai kế tiếp.


  •  Quá ngày sinh, nước ối giảm dần sẽ làm tim thai gặp vấn đề vì lúc này dây rốn sẽ chèn ép thai nhi.


  • Hội chứng hít nước ối có phân su (phân bé tạo ra lúc còn trong bụng mẹ): Hiện tượng này xảy ra là do lượng phân su thải ra nước ối ngày càng nhiều ở giai đoạn cuối thai kỳ. Nước ối ít đi sẽ làm phân su đặc lại, và nếu thai nhi hít phải sẽ làm tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến việc chức năng hô hấp bị suy giảm hay còn gọi là hội chứng suy hô hấp.


Với những mối nguy cơ trên, dù chưa có dấu hiệu sinh khi đã tới ngày, mẹ vẫn nên đến bác sĩ hoặc bệnh viện để được tư vấn biện pháp xử lý kịp thời mẹ nhé!

Theo Bibabo.vn