[Sai lầm bất hủ khi ăn dặm] Phần 1: Trẻ phải ăn dặm nhiều mới tăng cân
Với trẻ sơ sinh, ăn dặm nhiều hay ít không phải điều đáng lo. Bé học được kỹ năng ăn uống và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh là quan trọng nhất.
Ở Việt Nam tụi mình, cái gì cũng phải nhiều. Nhất là việc ăn uống. Ăn nhiều là tốt. Ăn càng nhiều càng tốt. Cân nặng nhiều cũng là tốt. Cân nặng tăng nhanh càng tốt. Càng ăn nhiều cân nặng sẽ tăng. Do đó, ngay từ khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ sẽ ép con ăn càng nhiều càng tốt, càng nhiều mẹ càng mừng vì nhưng vậy là con ăn tốt, ăn khỏe, hơn con nhà hàng xóm, mẹ được dịp mát mày mát mặt với mọi người. Mẹ được coi là biết chăm con…
Nhưng mẹ có biết, với những em bé dưới 1 tuổi đang trong giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, việc cho bé ăn nhiều hay ăn ít KHÔNG QUAN TRỌNG bằng việc dạy bé ăn khoa học và giúp bé hình thành kỹ năng, thói quen ăn uống tốt. Sữa (có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức tùy theo từng bé) là nguồn dinh dưỡng số 1 với bé trong giai đoạn này. Cho bé uống sữa mẹ hoặc lựa chọn sữa công thức đúng với độ tuổi của bé là đủ để bổ sung dưỡng chất cho bé phát triển trong giai đoạn này. Còn ăn dặm và các thực phẩm ăn dặm không phải nguồn bổ sung chất dinh dưỡng chính cho bé.
Cụ thể, theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, thời kỳ từ khi bé được 6 - 9 tháng tuổi lượng ăn dặm chỉ nên chiếm khoảng 30% tổng lượng thức ăn của em bé, tức là khoảng 50 - 80ml mỗi ngày. Đến khi bé được 9 - 12 tháng, lượng ăn dặm cũng chỉ chiếm khoảng 150ml.
Thế nhưng với nhiều ba mẹ, khi con bước sang thời kỳ ăn dặm sẽ coi sữa không phải là nguồn bổ sung chính, ăn dặm mới là thứ giúp con tăng cân. Một số ba mẹ bắt đầu cắt giảm mạnh lượng sữa bổ sung mỗi ngày cho bé, thay vào đó cho bé ăn nhiều hơn, nhiều và nhiều hơn nữa vì uống ít sữa để bụng còn ăn dặm… Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bé không những không thể tăng cân mà còn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu lượng sữa bổ sung là không đủ.
Tại sao lại vậy? Thực tế, trong giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi, thông qua ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé bắt đầu làm quen với việc tiêu hóa các chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất chưa thật sự tốt nên chưa thể “ăn bao nhiêu hấp thu bấy nhiêu” từ các thực phẩm ăn dặm hàng ngày. Bé vẫn hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa là tốt nhất.
Vậy tại sao con vẫn uống sữa, vẫn ăn dặm tốt mà cân lại không tăng như trước, trong khi con không gặp vấn đề gì về tiêu hóa? Vấn đề là ở đâu? Thời kỳ từ 0 - 6 tháng tuổi, em bé của mẹ chủ yếu là nằm, chơi ít, vận động ít, khám phá thế giới ít nên tiêu tốn năng lượng, dinh dưỡng nạp vào bên trong cơ thể bé vì thế không bị tiêu hao quá nhiều giúp bé tăng cân nhanh. Nhưng bước sang thời kỳ 6 - 12 tháng tuổi, hầu hết các bé đều chững cân lại, tăng cân chậm hơn. Lúc này bé bắt đầu vận động cơ thể nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng vào việc học các kỹ năng vận động như ngồi, bò, tập đi, hóng chuyện hay khám phá. Bé cũng thích chơi nhiều hơn thích ăn uống. Đây là phát triển sinh lý rất bình thường ở trẻ, ba mẹ không cần quá lo lắng. Việc thấy bé chững cân và ép bé ăn hay sử dụng thực phẩm hỗ trợ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng không đúng cách có thể khiến bé bị ảnh hưởng, tình trạng sợ ăn, biếng ăn rất dễ xảy ra.
Túm lại, việc tăng cân ít hay nhiều trong thời kỳ 6 tháng đầu ăn dặm không phụ thuộc nhiều vào việc mẹ cho bé ăn ít hay không. Hãy để ăn dặm là quá trình khám phá, tận hưởng đầy thích thú của bé đối với đồ ăn và xây dựng thói quen ăn uống tốt. Nhưng quá trình này phải bắt đầu từ chính những suy nghĩ của ba mẹ. Hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi bắt đầu cho bé ăn dặm để cùng con khám phá thế giới theo cách thú vị và đáng yêu nhất, ba mẹ nhé. (Một chút ý kiến cá nhân, mong các mẹ đừng gạch đá)
-
Thích bài viết
-
37 người thích
Nhận ngay 10 Xumom khi chia sẻ bài viết
Hỏi đáp, bình luận
bình luận
Viết bình luận của bạn...