Sai lầm thường gặp khi tắm cho trẻ vào mùa đông
Thật đau đầu chuyện tắm cho bé vào mùa đông. Không tắm thì sợ con bị bẩn, tắm lại lo con cảm lạnh. Phải làm sao đúng đây?
Xem nhanh
- Sai lầm 1: Không cho trẻ tắm trong không gian kín
- Sai lầm 2: Tắm từng bộ phận trên cơ thể trẻ
- Sai lầm 3: Vệ sinh cho bé 2 - 3 ngày/lần
- Sai lầm 4: Dùng máy sưởi sưởi ấm phòng tắm
- Sai lầm 5: Đặt trẻ quay mặt về phía đèn sưởi hồng ngoại
Tắm cho trẻ vào mùa đông phức tạp và đáng lo ngại hơn khi tắm cho trẻ vào mùa hè. Thời tiết mùa đông ở miền Bắc và một số tỉnh miền Trung rất lạnh, nếu không cẩn thận em bé rất dễ bị tổn thương và nhiễm lạnh.
Dưới đây là một số sai lầm phổ biến nhất khi tắm cho trẻ vào mùa đông, ba mẹ cùng đọc và phòng tránh nhé.
Tắm cho trẻ vào mùa đông cần chú ý hơn khi tắm vào mùa hè (Ảnh: Internet)
1Sai lầm 1: Không cho trẻ tắm trong không gian kín
Phòng tắm không kín kẽ rất dễ bị gió lạnh lùa vào. Khi tắm trẻ không được quần áo bảo vệ sẽ rất dễ bị nhiễm gió lạnh, dẫn tới cảm lạnh.
Điều kiện phòng tắm không có gió lùa là một trong những điều kiện quan trọng nhất khi trẻ tắm vào mùa đông. Do đó, ba mẹ cần chú ý chuẩn bị không gian tắm kín kẽ trước khi tắm cho trẻ.
2Sai lầm 2: Tắm từng bộ phận trên cơ thể trẻ
Một số ba mẹ hay cởi bỏ và lau từng bộ phận trên cơ thể trẻ, những bộ phận còn lại vẫn mặc đồ. Lau đến đâu cởi bỏ đồ đến đó.
Thực tế, cách làm này không những không khiến bé bớt lạnh mà còn khiến bé cảm thấy lạnh hơn. Gió lạnh lùa vào những vị trí cơ thể ngấm nước và không được giữ ấm khiến cơ thể bé ít nhiều bị lạnh.
Cởi bỏ quần áo và tắm từng bộ phận trên cơ thể khiến trẻ bị lạnh hơn (Ảnh: Internet)
Thay vì cởi bỏ và lau rửa từng vị trí, ba mẹ nên cởi bỏ hết tã, bỉm, quần áo của trẻ và đặt trẻ vào trong chậu nước tắm ấm, sao cho phần nước ấm phủ hết toàn bộ cơ thể, nhưng cao nhất cũng chỉ đến ngang vai, tránh nguy hiểm khi tắm.
Toàn bộ cơ thể được nước ấm bảo vệ, cách li với thời tiết gió lạnh bên ngoài giúp trẻ không cảm thấy lạnh, thậm chí còn ấm áp hơn rất nhiều.
3Sai lầm 3: Vệ sinh cho bé 2 - 3 ngày/lần
Cụ thể, nhiều ba mẹ lựa chọn cách lau cơ thể bé bằng khăn ướt khi trẻ đi vệ sinh, sau đó không vệ sinh cho bé nữa, để đến lúc tắm vệ sinh một lượt.
Việc làm này không thể đảm bảo cơ thể bé được vệ sinh sạch sẽ. Các bác sĩ đều đưa ra lời khuyên không cần cho trẻ tắm hàng ngày nhưng vẫn lưu ý nên rửa tay, chân, mặt, vệ sinh bộ phận sinh dục và phần dưới cơ thể cho bé hàng ngày. Có nghĩa, lau không là chưa đủ. Ba mẹ cần chuẩn bị nước và rửa sạch sẽ cho bé, giảm thiểu tối đa nguy cơ trẻ bị hăm tã do nhiễm bẩn.
4Sai lầm 4: Dùng máy sưởi sưởi ấm phòng tắm
Dùng máy sưởi để làm ấm phòng tắm trước khi cho bé vào tắm là lựa chọn ưa thích của một số ba mẹ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có một số loại máy sưởi không dùng trong phòng nhiều độ ẩm như phòng tắm vì chúng không có cơ chế thấm nước. Nguy hiểm nhất, một số loại máy sưởi có thể bị nước xâm nhập, rò rỉ điện dẫn đến việc chập điện hoặc hỏng thiết bị.
Ba mẹ cần lựa chọn máy sưởi an toàn, có khả năng chống thấm nước (Ảnh: Internet)
Nếu lựa chọn dùng máy sưởi sưởi ấm phòng tắm, ba mẹ nên đặt máy sưởi ở một vị trí đủ cao và khô thoáng, tránh xa các thiết bị có thể đưa nước như vòi hoa sen, bồn tắm, chậu tắm,...
5Sai lầm 5: Đặt trẻ quay mặt về phía đèn sưởi hồng ngoại
Sợ bé bị lạnh, ba mẹ lựa chọn đặt trong phòng tắm một chiếc đèn sưởi hồng ngoại để giữ ấm cho trẻ. Nhưng ánh sáng của loại đèn này rất mạnh, dễ làm tổn thương mắt trẻ, mắt người lớn nhìn vào cũng rất khó chịu.
Ánh sáng mạnh của đèn sưởi hồng ngoại rất dễ làm tổn thương mắt trẻ (Ảnh: Internet)
Vì vậy, nếu lắp đèn sưởi hồng ngoại, ba mẹ nên lắp càng cao càng tốt và khi tắm cho trẻ, ba mẹ nhớ không đặt trẻ hướng về phía đèn sưởi, tránh làm tổn thương mắt. Tốt nhất, mẹ nên bật đèn sưởi khoảng 15 phút trước khi tắm cho bé, sau đó tắt đèn đi và đưa bé vào tắm là đã đủ để giữ ấm cho trẻ rồi.
-
Thích bài viết
-
15 người thích
Nhận ngay 10 Xumom khi chia sẻ bài viết
Hỏi đáp, bình luận
Viết bình luận của bạn...