Tài khoản

Sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống để tránh bị sẹo lồi mất thẩm mỹ?

Hoàng Thị Minh 4 năm trước

Rau muống có tác dụng bổ sung chất sắt tự nhiên vô cùng tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Thế nhưng sau khi sinh thì rau muống nằm trong số những thực phẩm mẹ cần kiêng cữ, không nên ăn bởi sẽ ảnh hưởng đến vết thương (vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn). Vì thế, để biết được sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống, các mẹ hãy xem qua bài viết sau để có chế độ ăn uống phù hợp nhé.

Rau muống được mệnh danh là “siêu thực phẩm” bởi các thành phần vitamin và khoáng chất vô cùng đa dạng, phong phú. Trong thai kỳ, các chuyên gia sẽ khuyến khích mẹ bầu ăn rau muống ít nhất 1 lần/tuần. Để biết mẹ sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống sẽ phụ thuộc vào việc mẹ sinh mổ hay sinh thường, tình trạng tử cung đã lành hẳn chưa.

Vì sao bà bầu sau sinh không được ăn rau muống?

Rau muống có thành phần chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2… Chính những dưỡng chất này lại là nguyên nhân gây ra sự hình thành sẹo lồi cho những người đang có vết thương khi ăn nó vào cơ thể. Đối với các mẹ bầu sinh mổ, hoặc khâu tầng sinh môn có thể gặp tình trạng sẹo lồi nếu như ăn rau muống.

Nguyên nhân đó là vì rau muống khi đi vào cơ thể chúng ta sẽ kích thích tăng sinh các sợi collagen và  thường sự sắp xếp lộn xộn sẽ tạo thành các mô lồi lõm không như ban đầu.

Sau khi sinh, mẹ bầu có thể bị thương trong và ngoài cơ thể, các sợi collagen sẽ hình thành theo thời gian và tạo thành các mô cứng, từ đó hình thành sẹo lồi nếu mẹ ăn các thực phẩm kích thích phát triển mô như rau muống. Thế nên đặc biệt đối với các mẹ sinh mổ thì hoàn toàn không nên ăn rau muống sau sinh để tránh việc vết thương biến thành sẹo lồi và gây ngứa ngáy.

Sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống?

Đối với mẹ sinh thường

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống phải đợi đến khi cơ thể mẹ hồi phục là 3 tháng. Trong thời gian này mẹ nên kiêng ăn rau muống, nếu không thì cổ tử cung sẽ khó khép lại trở về trạng thái như thuở chưa mang thai. Chưa kể đến việc ăn rau muống sau sinh có thể khiến vùng vết khâu ở tầng sinh môn không kịp lành lặn mà phát sinh mô cứng kém thẩm mỹ.

Đối với mẹ sinh mổ

Để vết thương ở bụng được kín miệng hoàn chỉnh, các mẹ sinh mổ cần kiêng ăn rau muống cho đến khi vết khâu mờ dần và liền da non. Ngoài ra, nếu mẹ đã có thể ăn rau muống rồi thì không nên kết hợp với các thực phẩm từ sữa như sữa chua dẻo, phomai… sẽ gây ngộ độc và tiêu chảy. Sau khi sinh nên ăn rau muống đã được rửa sạch, nấu chín và chỉ ăn khi mẹ cảm thấy cơ thể mình đã hồi phục hoàn toàn nhé.

Đâu là những đối tượng không nên ăn rau muống?

Ngoài đối tượng mẹ mới sinh không nên ăn rau muống, những trường hợp sau cũng không được khuyến khích sử dụng thực phẩm này. Cụ thể là:

Người bị đau xương khớp: Rau muống có hàm lượng canxi cao nhưng lại không hợp với những người bị bệnh đau xương khớp. Nguyên nhân là do rau muống có tính phong sẽ làm cho người nhức mỏi, người bị bệnh về xương khớp trở nên đau nhức hơn.

Người đang bị vết thương mềm: Lời khuyên thường gặp nếu bạn đang có vết thương, vết mổ là không nên ăn đồ nếp, thịt bò và rau muống. Bởi một số thành phần trong rau muống kích thích tăn sinh tế bào gây sẹo lồi.

Người có sức khỏe suy nhược, tiêu chảy: Rau muống có tính hàn, khi dung nạp vào cơ thể đang tình trạng yếu, kiệt sức nó sẽ tác dụng ngược lại khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn.

Người bị suy thận, sỏi thận: Đối với những người bị bệnh thận không nên ăn rau muống vì rau muống bao gồm muối khoáng, kali, khá cao. Đây đều là những thành phần này lại không tốt cho sức khỏe người bị bệnh về thận.

Người đang điều trị khoa nội khoa: Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa, phẫu thuật không nên ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra viêm nhiễm và những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.

Người đang uống thuốc Đông y: Nếu đang điều trị với thuốc đông y thì bạn không được ăn rau muống, vì rau muống có tác dụng làm giảm hoặc mất đi tác dụng của thuốc Đông y.

Conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn