Tài khoản

TIỂU THUYẾT VỀ CUỘC SỐNG BỈM SỮA

Lương Thùy Trang 4 năm trước 4 bình luận

Cuộc sống bỉm sữa, đối với mỗi người phụ nữ chúng ta giống như 1 bộ phim tâm lý tình cảm pha lẫn hài kịch và có không ít tình tiết "kinh dị" ?

Hôm nay e chỉ muốn viết lại về hành trình bắt đầu làm 1 "cô gái mẹ" của mình để ghi nhớ lại tất cả những gì đã được và "phải" trải qua. Dưới đây e xin viết chi tiết cả cách e đã áp dụng để "xử lí" thằng con.


Có con, cuộc sống của e gần như bị đảo lộn, đang tung tăng vui vẻ đi chơi vi vu đây đó. Đùng 1 cái có bầu, rồi bóc tách dọa sảy, rồi nằm ì 1 chỗ để giữ thai. Ăn với đi khám thai 1-2 lần/1 tuần. Cuộc sống cả ngày đối mặt với 4 bức tường, tiền nong thì eo hẹp, thực sự làm e cảm thấy "sốc tạm thời". 2 vợ chồng trẻ thường xuyên cãi nhau, chỉ vì cái con đang mang bầu nó stress quá, xong nó biến thành 1 con điên hở tý là cáu, hở tý là quát tháo giận hờn. Lắm lúc nằm 1 mình lại tự hỏi "cuộc sống hôn nhân sao lại mệt mỏi thế này?".

Cả 2 thằng đều mệt mỏi, đều im lặng.

Rồi bỗng 1 ngày e chợt nghĩ tại sao mình phải thế? Tại sao lại cứ phải nghĩ mọi thứ sang 1 hướng tiêu cực? Tại sao lại phải giày vò, dằn vặt nhau? Tại sao lại không thể tạo nên 1 cuộc sống hôn nhân mà mình muốn?


Rồi cái con bầu ý nó bắt đầu thay đổi. Thay vì ngày ngày ngồi đọc mấy cái bài xàm xí mẹ chồng nàng dâu, chồng chơi bời ngoại tình các thứ, xong lại suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống hôn nhân. Thì em bắt đầu tìm đến các nhóm chia sẻ kinh nghiệm nuôi con nhỏ. Bắt đầu đọc sách về những phương pháp nuôi dạy con khoa học. Đọc tất cả các kinh nghiệm dân gian + kiến thức khoa học, rồi chắt lọc thông tin bằng cách móc nối những kiến thức đó với nhau để tìm sự liên quan, tìm ra "cơ sở Khoa học cho kiến thức dân gian". Chọn lọc thật kỹ thông tin mới lấy đó làm bí kíp để dành.

Những câu chuyện hàng ngày của vợ chồng thay vì nói về "hôm nay bà này có chồng ngoại tình, bà kia bị mẹ chồng đánh" thì đã chuyển sang trao đổi với nhau về kiến thức nuôi con, trao đổi những mong muốn, nguyện vọng, kiến thức có cơ sở 1 cách rõ ràng mạch lạc để cả 2 có thể hiểu nhau trong việc nuôi dạy cũng như để thuyết phục ông bà hợp tác nuôi dạy con cháu 1 cách thống nhất.


Sau bao ngày trông ngóng, qua quá trình đi đẻ mà suýt thì suy thai, nhịp tim con yếu dần còn mẹ phải thở ô xi, suýt phải mổ, gian nan đầy kịch tính, cuối cùng thì bạn ý cũng "say hello" với thế giới bên ngoài với cân nặng 2.85kg. Hơi nhỏ, nhưng chẳng sao cả, nuôi kiểu gì chả lớn ?.


Cảm giác được da tiếp da với con, khoảnh khắc bàn tay bé xíu ấy nắm lấy áo mẹ khi bác sĩ bế đi ra chào bố, thực sự nước mắt chỉ trực trào ra. Mọi mệt mỏi đau đớn đều xứng đáng.


? Ti e bị ngắn và thụt, nên cả 2 mẹ con đã vật lộn rất vất vả để con có thể ngậm đc ti mẹ. Nhưng cái cảm giác lần đầu con ti, phải nói là "đau như cầm dao xẻo ngực ý". Vì sữa chưa về, ti khô queo. Nên cứ mỗi lần con ti là 1 lần cảm giác đau buốt lại dâng tận óc. Nhưng e vẫn cố cho con ti mẹ hoàn toàn để gọi sữa về. Sau gần 2 ngày sau sinh sữa mới về, nhưng ôi thôi! Ác mộng tắc tia sữa. Ngực thì căng cứng như đá, trông như quả dưa hấu bổ đôi, con hút không được, chồng hút không xong, vắt máy thì được vài giọt dính ống. Cũng may là tham khảo kinh nghiệm từ trước, nên ngay lập tức e điện bà ngoại mang lá đinh lăng lên đun cho uống. Uống xong 1 lúc bắt đầu tự thấy sữa chảy ướt áo, vắt đc 2 bình đầy, con được hưởng 1 tý, còn đâu bố nó tỉn hết ?.


? Qua cơn tắc sữa thì đến nứt cổ gà cả 2 bên ti. Nửa đêm con ti xong nôn òng ọc toàn máu. Cả nhà được phen hốt hoảng, xong mới nhớ ra là nứt đầu ti nên con ti là ti toàn máu mẹ. Bắt đầu hành trình vắt sữa. Phải ngồi cắn răng chịu đau, canh vắt từng tí một, sao cho không dính máu vào sữa cho con ăn. Mất tầm gần 2 tuần mới khỏi được vết nứt.

Vài hôm sau sinh, bạn Mon quấy khóc khá nhiều, đặc biệt về đêm. Em vẫn nhất định là không bế rong, chỉ ôm con trên tay vỗ nhè nhẹ dỗ dành, thủ thỉ với con. Sau đó như chợt nhớ ra gì đó, e bắt đầu bế con và vỗ ợ hơi. Quả thực con ợ rất to, ợ xong lại nằm ngủ ngon lành. Và từ đó ăn xong con được vỗ ợ hơi trước rồi mới đặt ngủ, con đã ít quấy khóc hơn.


? Sau khi qua 2 tuần trăng mật, con bắt đầu ngủ ngày cày đêm. Ngày thì ngủ say như con tó. Đêm thì thức chơi, chán rồi khóc. Ngay lập tức e triển khai kế hoạch dạy con phân biệt ngày đêm. Ngày bật đèn, đêm tắt đèn, ngày mở nhạc vui nhộn, trò chuyện và chơi cùng con, đêm dù con có thức khóc mẹ cũng sẽ chỉ ngồi đó ôm con vỗ nhè nhẹ chứ không nói chuyện, không hát hò gì sất. Sau 1 tuần con đã chính thức ngủ đêm cày ngày. Hihi.


? Rồi nó chuyển sang "ứ ừ, con phải ngủ trên tay mẹ cơ". Dù không bế đi rong, nhưng nhất định là mẹ bế vỗ thì mới ngủ, nằm lòng mẹ thì ngủ ngon, đặt xuống giường là lại dậy.

Nói hơi thô thiển là "buồn tè mà chẳng được đi tè". Sau vài ngày chịu đựng thì mệ cháu bắt tay vào tập cho con ngủ trên giường. Lúc đầu thì cứ ngủ là e đặt xuống, khóc lại bế lên, ngủ lại đặt xuống. Vài hôm sau, khi thấy thời gian con nằm trên giường được lâu hơn, ngủ e đặt xuống, khóc e bế lên tầm 5 phút rồi lại đặt xuống. Vài hôm sau nữa thì giảm dần còn 4-3-2-1 phút. Rồi sau đó con ọ ọe khóc, e chỉ nằm bên cạnh vỗ về con chứ không bế lên. Thế là cuối cùng con cũng đã nằm ngủ ngon lành trên giường. Còn e thì cũng có nhiều thời gian cho bản thân hơn.


? Rồi đến 1 ngày, tự nhiên con cứ trớ òng ọc ra như vòi rồng, ngày khoảng 3-5 lần, có khi hơn. Cứ ăn no là nôn, nôn phun sặc cả lên mũi. _ Con bị trào ngược dạ dày. Anh bạn bs khuyên e không nên dùng thuốc chống nôn cho con, vì đơn giản là con không nôn do phụ thuộc vào thuốc, dừng thuốc vẫn bị thế thôi. Và vậy là e chỉ còn cách chia nhỏ các cữ sữa ra cho con, ăn từng ít một để giảm bớt việc nôn trớ.


Ốm đau thì thôi e cũng chẳng kể. Vì trộm vía bạn ý cũng khỏe mạnh. Trung bình 1 tháng ốm có 1 lần. Thay đổi thời tiết thì ốm, cũng chưa phải dùng kháng sinh bao giờ.


? CON KHÓC ĐÊM, QUẤY ĐÊM. Em chẳng hề nhét ti liên tục để dỗ cho nó nín. 2 vợ chồng thay phiên nhau bế con, dỗ con, 1 đêm được ăn đúng 3 cữ không hơn. Đoạn này cả 2 thằng bắt đầu oải vì mất ngủ liên tục. Có giai đoạn con đang ngủ, giật mình khóc thét lên như kiểu ngủ mơ. E liền mở nhạc giao hưởng, dòng nhạc mà con hay nghe khi còn trong bụng. Ồ, thật thần kì, con nghe nhạc lại im lìm vào giấc ngủ như chưa có gì xảy ra.


? 6m con được tập hút cốc luôn, chẳng cần tập bình hay đút nước bằng thìa. E dùng cốc tập richell. Nhưng nếu mẹ nào không muốn dùng cốc tập thì có thể thử cách cho nước vào túi bóng nước mía, cắm ống hút vào và bóp nước lên miệng ống cho con, kích thích con mút nước.


? Giai đoạn con sắp ăn dặm, nhiều mẹ thấy e hay "nhử đồ ăn" với con. Có lẽ đối với nhiều người thì đây như 1 hành động bộc phát của 1 con mẹ điên, ác với con, trông con thật tội nghiệp. Nhưng với e, đây lại là việc làm có chủ đích. "Phàm ở đời, cái gì càng khó có được thì người ta sẽ càng trân trọng nó", vì nhìn mẹ ăn ngon lành thế kia, khó khăn lắm mới xin được miếng ăn nên đối với con miếng ăn đó thật ngon, thật quý giá. 1 đứa trẻ trong gia đình đông con ăn bữa nay phải chạy vạy lo bữa mai, ăn không nhanh là hết, sẽ biết quý trọng đồ ăn hơn là 1 đứa trẻ bữa nào cũng ăn bừa phứa no đủ, khi đã no đủ rồi không ăn lại còn bị nhồi cho ăn thì nó ghét đồ ăn cũng đúng thôi.


? Đến giai đoạn ăn dặm, em quyết định cho con ăn kết hợp, 1 bữa đút, 1 bữa blw tập kỹ năng. Ăn kiểu nhật ngon lành được 3 bữa bắt đầu mím chặt mồm, nhè, phun. Ồ không sao cả, mình chuyển sang ăn truyền thống xem sao, ôi đút ăn thun thút, đang sung sướng thì được dăm bữa bắt đầu nó ngậm chặt miệng, nó từ chối tất cả những gì được mẹ đút. Ôi cũng chả sao, không ăn đút thì ăn bốc hoàn toàn.


? Ăn blw giai đoạn đầu, chính xác là cho nó chơi với đồ ăn, nó chơi chán thì lại xách đít đi dọn. Nào nó có ăn được gì, rau củ thịt cái gì nó cũng cho vào mồm nún nún được tí nước xong nó ném. Cơ mà em chẳng nhìn vào lượng ăn. Luôn luôn nhủ lòng "con nún tí nước là có chất rồi, con ăn tí tẹo là bằng bát bột rồi". Mỗi lần nó ọe là 1 lần 2 vợ chồng nín thở ngồi nhìn con tự ọe ra. Mà đã ọe là nó sẽ nôn phun ra (vì con bị trào ngược dạ dày). Nhưng e không nhìn vào những điều đó, e luôn nghĩ rằng "bé nào mới tập mà chả thế, con mình thế này là bình thường, thậm chí kỹ năng cầm nắm của con như vậy đã là giỏi lắm rồi"


Đến 7m, con đã biết nuốt nhiều hơn tổng lượng nuốt được bằng khoảng nửa ngón tay út.

8m con bắt đầu vào giai đoạn cắn nhả, nhai nhả.

Việc của e chỉ đơn giản là nấu lên, ngồi đó ăn nhai nuốt cho con nhìn, còn đâu thì con tự phải xử lý.

Cho đến hơn 9m con mới hết nhai nhả. Sau kì nhai nhả quả thật con cắn nuốt tốt hơn rất nhiều. Tổng lượng ăn của con được khoảng 1-2 thìa con ăn cơm. Tuy là hôm vui thì con ăn, hôm không vui thì mẹ nấu xong tự đi dọn. Nhưng không sao, miễn con thoải mái là được.


? Rồi con bắt đầu được tập thìa, sau gần 1 tháng ném thìa thì con đã biết cầm thìa khều khều đưa vào miệng. Đến 12m thì con cũng đã biết xúc kha khá. Nhưng thề là mỗi lần nó ăn xong thì chỉ có thể miêu tả bằng 2 từ KINH KHỦNG. 2 thằng già lại xách đít đi dọn cái bãi chiến trường ấy.


Trước khi tập thìa cho con thì e cũng có rất nhiều băn khoăn, thắc mắc mà không tìm đc đáp án. Ví dụ như "cho con chơi với thìa bát để làm quen thì chơi vào lúc nào?". "Cho con ăn gì để tập thìa?" . "liệu con xúc thìa không tự xúc được nhiều thì con có đói không?"...

Đến nay thì con vẫn chưa được coi là xúc thìa thành thạo, nhưng 2 mẹ con cũng đã thành công đi được nửa chặng đường rồi. Nên mẹ Mon cũng muốn chia sẻ 1 chút về cách tập thìa cho bé.


* Khi nào có thể tập thìa?

- Khi mà bé đã có thể bốc nhón thành thạo, nhón bằng 2 ngón tay như càng cua. Khoảng tầm 9 tháng trở lên.


* Tập thìa như thế nào?

1. Bước đầu tiên là cho bé chơi với bát, thìa.

2. Bố mẹ chăm chỉ ăn thìa để bé theo dõi và bắt chước đưa thìa vào miệng, cũng như là để bé nhận thức được thìa là để xúc đồ ăn.

3. Cho bé ăn riêng 1 bữa tự xúc thìa hoàn chỉnh và kiên trì chờ đợi.


*Một số câu hỏi thường gặp :

1. Cho bé chơi với thìa khi nào?

- Khi mẹ cho bé ăn bốc, bé no chán rồi thì cho thìa vào cho bé chơi như đồ chơi thôi.

2. Cho bé tập thìa với những thực phẩm nào?

- Tùy thuộc vào kỹ năng của bé:

+ nếu bé thiên về kỹ năng gập cổ tay, đưa vào miệng khéo nhưng chưa biết múc, thì mẹ cho bé tập với các loại dễ múc như sữa chua, súp...

+ Nếu bé thiên về kỹ năng múc, múc đồ ăn khéo nhưng chưa đưa lên miệng chuẩn, đồ ăn chưa đưa lên miệng đã đổ hết. Thì mẹ cho bé tập với các loại đồ ăn dễ bám dính như xôi, cơm... Để bé có thể dễ dàng đưa lên miệng.

+ Còn ví dụ bé không thiên về kỹ năng nào như bé nhà mình, nếu các mẹ không ngại bẩn thì có thể cho các bé tập với cháo đặc 1 chút, vừa bám dính tốt vào thìa, vừa dễ múc.

3. Bé tập thìa chưa thành thạo, chưa xúc được để ăn thì có đói không?

- không biết các mẹ khác thế nào, chứ nhà e thì con 1 thìa, mẹ 1 thìa, con xúc cho mẹ 1 miếng, mẹ thỉnh thoảng xúc cho con 1 miếng. Vậy là không lo bé đói.

Hoặc là cho bé tập thìa đến khi bé chán ném thìa, nhưng bé vẫn muốn ngồi trong ghế ăn thì dọn đi, cho bé ăn bốc thêm 1 chút nếu bé muốn.

4. Nếu bé cố tình quăng thìa thì phải làm sao?

- Mẹ không nên cười cợt khuyến khích, cũng không nên trách mắng bé nghiêm trọng. Mẹ nhẹ nhàng bình tĩnh nhặt thìa lên và nghiêm túc chỉ cho con thìa là để múc đồ ăn, mẹ múc cho bé xem. Nếu bé vẫn vứt thìa, thì đến lần thứ 3 mẹ dọn đi và cho bé ra khỏi ghế ăn.


Và cứ thế chờ đợi, kiên trì cùng con đến khi con có thể xúc thìa thành thạo thôi.


Lại 1 vấn đề nữa, con không ăn cơm, không ăn rau, chỉ ăn thịt. Cứ cơm cháo là lấy lưỡi nhằn ra, 1 hạt cũng nhằn. Ồ không sao, mẹ sẽ tập cho con ăn cơm. Cứ đầu bữa ăn e sẽ bày cơm và rau lên đầu tiên, con bóp nghịch, con ném cũng chẳng sao. Con cắn 1 miếng xong rồi nhè cũng được. Khi thấy con đã chán vầy rồi thì mới cho thịt lên. Dần dần đến 10m, con đã cầm nắm cơm bé xíu lên ăn ngon lành vì đầu bữa con đói quá. Nhưng chỉ duy nhất 1 chút cơm đó thôi rồi con lại chỉ thịt. Đến 12m vẫn thế, tổng lượng cơm con ăn được mỗi bữa khoảng bằng 5-6 hạt ngô. Tổng lượng ăn khoảng 1 thìa ăn phở. Nhưng tại thời điểm đó với e nó là cả 1 bầu trời hạnh phúc và mãn nguyện rồi.

E vẫn kiên trì dọn lên đủ các nhóm chất mỗi bữa, con ăn gì tùy ý con lựa chọn. Đến 13m tự nhiên thấy con thích ăn cơm hơn. Luôn chọn ăn cơm đầu tiên.


Từ ngày nó biết tự tay vạch ti, đêm nào nó cũng sùng súc rúc ti cả chục lần. Mặt con mẹ thì lúc nào cũng bơ phờ như con thần kinh vì thiếu ngủ trầm trọng. Mắt thằng con thì cũng thâm quầng chẳng kém. Ăn uống ngày thì chớt nhả. Tất nhiên sữa ngoài nó chẳng uống, vì nó quen ăn sữa mẹ hoàn toàn rồi. Đến gần 14m, e quyết định cai ti, cắt sữa. Để con có 1 giấc ngủ sâu hơn.

Cai sữa thì e ngủ riêng, cho 2 bố con nó ngủ với nhau. Đêm khoảng 30 phút nó dậy khóc 1 lần. Khóc dai nhất khoảng hơn 1 tiếng. Mất khoảng 3 hôm thì con đã ngủ sâu hơn, nhưng đêm vẫn dậy khóc nhiều. Ngày đi học thì mặt buồn thiu, xong lại ốm, ốm mệt nằm co ro ở lớp, nhìn lúc đó chỉ muốn òa lên khóc chạy đến cho con ti. Nhưng lại phải tự dặn lòng phải cố gắng, chuyện này không sớm thì muộn vẫn sẽ phải xảy ra, hôm nay mềm lòng thì mai này lại càng khó. E ngủ riêng khoảng 2 tuần, khi không thấy con vật vật tìm ti nữa thì mới về giường ngủ. Lúc đầu cậu ta không ăn sữa ngoài, cứ đến cữ mang ra mời, không ăn đem cất đi. Cuối cùng đói quá, không có sữa mẹ lại chẳng hút vội ?. Cai ti xong 2 thằng ôm nhau ngủ thẳng cẳng từ tối đến sáng, ngày thì nó ăn như thần lợn nhập. Tinh thần cả 2 tốt lên rất nhiều.


Gần 13m con bắt đầu được đi học. Mọi người đều nghĩ "ôi tội nghiệp thế, bé tí thế kia đã phải đi học, khổ thân". Nhưng ngược lại, e cảm thấy rất vui, vui thay cho con. Vì con đi học sẽ được giao tiếp nhiều hơn với thế giới bên ngoài, con có các mối quan hệ xã hội với cô giáo, với bạn bè. Con có môi trường để vui chơi vận động. Ở nhà với mẹ ngày ngày chỉ 4 bức tường với nhau, mẹ thì lại bận, nhìn mặt con ngơ ngác sợ hãi khi gặp người lạ, quả thực nghĩ "đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn", bao bọc nó mãi sao được.

Lúc đầu thì con khóc mất khoảng 1 tuần, e chọn cho con trường Montessori với mức học phí 4tr, nhưng được 4 ngày thì chuyển gấp, vì đơn giản e thấy "không hợp". E chuyển con về trường gần nhà, quả thật là con hợp lớp, con ít khóc hơn, các cô cũng nhẹ nhàng ân cần, đồ ăn cũng do cô chủ trường nấu. Con ăn uống ngon miệng hơn vì cô nấu nhiều món ngon. Con được tự ăn ở lớp vì e đã chuẩn bị ghế ăn + thảm + áo ăn, nhờ cô để con tự ăn. Mà nó tự ăn còn dễ dàng và nhàn hơn là ngồi đút đút cho nó.

Khoảng 2 tuần đầu tiên thì về đêm nào con cũng khóc, nhưng đó chỉ là phản ứng bình thường của các bé mới đi học thôi. Vì e ngồi xem camera gần như cả ngày, thấy các cô rất nhẹ nhàng ân cần với con, lớp hầu như không có góc khuất nên chả phải lo lắng gì. Qua giai đoạn đó con lại ngoan hơn nhiều.


? CON ĂN VẠ: mẹ nào xem clip nó ăn vạ thì biết rồi, cấp độ ăn vạ chẳng thấp hơn ai đâu.

Dưới đây là những cách em đã làm, các mẹ tham khảo nhé:

Cấp độ 1:

2 mẹ con đang ngồi chơi mà lăn ra ăn vạ, gào mồm lên. Thì đặt con xuống 1 góc quây. Xong thản nhiên lôi đồ chơi ra chơi, cắt hoa quả hay món đồ chơi gì đó con thích nhất. 1 lúc sau bạn ý sẽ tự động bò lại chơi cùng mẹ. Lúc đó e sẽ vẫn vui vẻ chơi với con bình thường và tuyệt nhiên không nhắc gì đến lần ăn vạ trước đó của con.

Cấp độ 2:

Khi mẹ dỗ mà không nín, giãy giụa gào thét.

Đặt con xuống 1 góc quây. Mẹ nghiêm mặt lại nhìn chằm chằm. Nếu con vẫn tiếp tục giãy giụa thì mẹ sẽ ra 1 góc khác ngồi, bơ đi, trước khi đi không quên nhắc "khi nào con khóc chán, khóc xong thì ra với mẹ". Chỉ độ 5 phút sau bạn ý sẽ tự bò ra trèo lên ôm cổ mẹ nức nở nhẹ nhẹ. Mẹ sẽ ôm con, xoa xoa cho con bình tĩnh. Và cũng tuyệt nhiên không nhắc gì đến việc con ăn vạ trước đó.

Cấp độ 3:

Khi con ăn vạ quá dai, giãy đành đạch như đỉa phải vôi. Gào thét cào cấu mẹ. Và mẹ sẽ làm y hệt như thế với con. Nhại lại y hệt từng nhịp điệu hét, từng tiếng khóc, từng hành động. Chỉ chưa đầy 3 phút là con im bặt, nhặt đồ chơi đưa cho mẹ (chắc là dỗ mẹ nín). Và mẹ nhận lấy đồ chơi, 2 mẹ con lại chơi với nhau và cũng không nhắc gì đến lỗi lầm trước đó.


À còn có giai đoạn rặn nôn với rặn ho. Lúc đầu nôn mẹ lo sốt vó lên các thứ. Sau đó e lôi cái thau con ra bắt nôn, "con nôn hết ra, nôn bằng hết, nôn ra mẹ dọn....". Sau 1 thời gian cũng thấy bỏ luôn cái trò rặn nôn.


Vì sao e không thủ thỉ nhắc con về những lần con ăn vạ đó? Rằng con không nên làm như thế, như thế là không tốt nọ kia.

- Vậy thì lại phải hỏi "Vì sao con ăn vạ?". Theo e nghĩ con ăn vạ là con đang cố gây sự chú ý, để bố mẹ phải chú ý đến mình. Và khi con biết bố mẹ đang để tâm đến việc con ăn vạ thì có thể con sẽ vẫn cố lặp lại hành động ăn vạ đó. Cũng có thể những bé biết nghe lời sẽ nghe theo lời bố mẹ nói.

Nhưng đối với con e, thì e sẽ không nhắc nhở gì về những lần ăn vạ của con. Coi như nó không tồn tại đi. Sau nhiều lần ăn vạ, không thấy bố mẹ có phản ứng gì, không chiều theo đòi hỏi, cũng không trách móc nhắc nhở hay để tâm gì đến cách gây chú ý của con. Thì nó sẽ chán mà không ăn vạ nữa.

Và con cũng sẽ nhận thức được rằng: Ăn vạ nằm khóc như thế thì chỉ có khóc 1 mình, mệt người ra. Cứ ra cười đùa với mẹ lại còn được mẹ ôm ấp, có khi mẹ lại còn chiều theo khi mà mình ngoan cơ.


Ăn vạ KHÔNG HỀ XẤU.

Giai đoạn này, con không học ai ăn vạ cả. Tự nhiên bọn chúng cứ lăn đùng ngã ngửa ra ăn vạ như nhau. Nên đó chỉ như 1 giai đoạn, 1 phần bản năng mà thôi. Bởi khi con muốn biểu đạt cái con muốn, mà con không biết làm sao thể hiện nên con cáu gắt nhặng xị lên. Em chỉ muốn hướng con biết chú ý hành vi ứng xử của mình. Khi mình muốn cái gì đó thì cần phải biểu đạt bằng cách khác chứ không phải lăn đùng ra ăn vạ.


Vậy thành quả của e là gì:

- Những lần ăn vạ của con càng ngày càng ít đi.

Khi con muốn cái gì đó, mà thấy khóc mẹ không đồng ý là ngay lập tức sẽ chuyển sang cười "hề hề", xong vuốt má nựng mẹ. Thỉnh thoảng có những thứ không quá đáng thì mẹ sẽ đồng ý. Còn cái gì mẹ không đồng ý thì cũng chỉ biết sờ sờ xong nhìn với ánh mắt tiếc nuối chứ cũng chả dám đòi khóc lóc ỷ ôi.

- Mấy hôm đầu đi lớp còn bắt nạt cô giáo, cứ gào mồm lên khóc mà chả có giọt nước mắt nào đòi cô bế đi chơi. Mẹ con dặn cô cứ quân phiệt vào. Đc 3 hôm lại nề nếp ngoan như cún.


? CON GIẬT TÓC MẸ


Có lẽ hầu hết các mẹ ai cũng gặp cảnh con cực thích cái trò dựt tóc mẹ. Và e cũng là 1 trong số đó.


Chả là bạn Mon rất hay giật tóc mẹ. Lúc đầu bạn ý giật khoái chí, giật khí thế. Nhưng bị mẹ cáu, mẹ đánh chừa vào tay. Nhiều lần như thế, bạn ý vẫn giật tóc mẹ, nhưng mặt thì ngó ngó thăm dò thái độ của mẹ.

Rồi e nhận thấy bạn ý trở lên bướng hơn, đanh đá hơn, hễ cáu cái gì, không vừa ý cái gì là lao vào tát mẹ bôm bốp. Mẹ đánh chừa vào tay thì bạn ý đánh trả lại, thái độ rất lồi lõm và "cục súc". Và ngay lúc ấy, e nhận ra mình đã sai rồi.

Con không đanh đá, con chỉ bắt chước hành động của mẹ mà thôi.


Mà sai thì phải sửa sai.


Trước hết giải quyết vụ giật tóc. Mỗi lần Mon thò tay lên đầu em, em sẽ thò tay lên nắm tóc Mon. Khi con giựt tóc, tuyệt nhiên không tỏ thái độ gì trên mặt cả, mà giật lại tóc con, giật đủ để hắn đau. Sau vài lần như thế, mỗi lần Mon thò tay lên tóc mẹ, thấy mẹ đưa tay lên tóc mình là Mon lập tức thả tay ra không giật nữa. Xong!


Tiếp đến là vụ đánh chừa. Mỗi khi bạn ý cáu gắt đánh nhặng xị lên. Tuyệt đối không cười cợt, không cáu gắt, không tỏ thái độ, và không đánh lại bạn ý. Mà nhẹ nhàng thơm vào tay, cầm tay con áp vào má mẹ, nhìn thẳng vào mắt con, nhẹ nhàng vuốt má và áp tay mẹ vào má con. Cứ thế 1 thời gian, dạo gần đây không thấy bạn ý cáu gắt nhiều nữa, cũng không thấy đánh mẹ nữa, mà hay ra vuốt má, sờ mặt mẹ.

Từ đó e ngộ ra 1 điều MUỐN THAY ĐỔI CON, THÌ HÃY THAY ĐỔI CHÍNH BẢN THÂN BỐ MẸ ĐÃ.


Tạm thời thế đã, e đi đóng hàng xong e biên soạn thêm nhoa.?

Theo Bibabo.vn

Từ khóa: