Tài khoản

Thủy đậu khi mang thai – nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Mẹ Hoa 4 năm trước

Thủy đậu là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm Varicella zoster virus (VZV). Tuy nhiên nếu chị em phụ nữ mắc thủy đậu khi mang thai thì rất nguy hiểm bởi tỉ lệ tử vong của thai phụ với căn bệnh này rất cao.

Thủy đậu là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm Varicella zoster virus (VZV). Tuy nhiên nếu chị em phụ  nữ mắc thủy đậu khi mang thai thì rất nguy hiểm bởi tỉ lệ tử vong của thai phụ với căn bệnh này rất cao.

Dấu hiệu của thủy đậu

Triệu chứng của bệnh này thường dễ nhận biết như sốt, mệt mỏi kèm theo nổi bóng nước khắp người, có đường kính bóng nước từ 2 – 5mm.

Tần suất bệnh thủy đậu khi mang thai

Theo nghiên cứu dịch tễ học, tại Anh và Mỹ, tần suất phụ nữ mang thai bị thủy đậu khoảng 3/1000. Tại Mỹ, có ít nhất 3 triệu thai phụ mỗi năm, như vậy có khoảng 9000 trường hợp thai phụ mắc bệnh thủy đậu mỗi năm.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tần suất mắc bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh lần đầu tiên) trong thai kỳ khoảng 5/10.000 – 7/10000, bởi vì hầu hết các thai phụ đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa trước đó. Nên bệnh thủy đậu sẽ không phát lại. Rất ít nguy cơ bệnh thủy đậu tái lại lần thứ 2.

Bệnh thủy đậu ảnh hưởng trên thai kỳ như thế nào?

Bạn sẽ được miễn dịch với thủy đậu nếu đã bị bệnh này 1 lần trước đó hoặc tiêm vắc-xin. Do đó, khi mang thai, những thai phụ đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu không cần phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với bản thân họ cũng như thai nhi.

Nếu như bạn nhiễm thủy đậu trong thai kỳ, có nhiều nguy cơ viêm phổi do virus varicella. Có đến 40% tỉ lệ tử vong ở thai phụ với chứng viêm phổi này.

Biến chứng phụ nữ mang thai bị thủy đậu phải đối mặt

– Trong 3 tháng đầu thai kỳ, đặc biệt tuần thai thứ 8 đến 12 của thai kỳ, mẹ bị thủy đậu có nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%. Khi đó em bé sẽ bị sẹo bẩm sinh trên da. Ngoài ra thai nhi còn có thể mắc các dị tật nghiêm trọng khác như: đầu nhỏ, các bệnh về mắc như đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, chi ngắn và bệnh về tâm thần.

– Trong 3 tháng giữa thai kỳ, cần chú ý nhất vào tuần thai thứ 13 – 20 của thai kỳ. Có rất nhiều nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh như trên. Tuy nhiên tin vui với các mẹ là từ sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ, hầu như biến chứng của bệnh sẽ không ảnh hưởng trên thai.

– Nếu người mẹ bị nhiễm thủy đậu  trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh thì con bạn rất dễ bị thủy đậu lan tỏa. Do cơ thể sản phụ không có đủ thời gian tạo kháng thể để truyền cho thai nhi trước sinh. Vì vậy mà tỷ lệ tử vong ở bé sơ sinh lúc này tăng lên đến 25 – 30%.

Khi mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu

Bạn cần nghỉ làm việc để dành thời gian nhiều cho việc nghỉ ngơi và để tránh lây nhiễm cho mọi người. Bạn không chỉ ra tiệm thuốc mà phải đến ngay bệnh viện để các bác sĩ điều trị đúng chuyên môn dành cho bà bầu để bảo vệ thai nhi và bạn một cách an toàn nhất.

Đối với chị em phụ nữ bị thủy đậu khi mang thai thì có chiều hướng nặng hơn, nguy cơ viêm phổi tăng cao, bạn sẽ được được các bác sĩ tư vấn dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và thai. Acyclovircó vai trò ức chế sự phát triển của virus nên ức chế sự phát triển của bệnh.

Khi trong thời gian ủ bệnh, bạn nên ăn thức ăn lỏng, để dễ tiêu hóa, uống thật nhiều nước. Bạn phải vệ sinh thân thể kỹ lưỡng, tránh làm vỡ bóng nước.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu trong thai kỳ

Thủy đậu là một căn bệnh lành tính nhưng với bà bầu thì chúng lại có thể cướp đi sinh mang. Tuy nhiên để phòng ngừa căn bệnh này là không khó.

– Mẹ bầu phải tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu khi còn bé. Hoặc ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.

– Khi mang thai mẹ bầu không nên tiếp xúc với người bệnh thủy đậu.

– Giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh thân thể tốt, nhất là vào mùa nắng nóng.

Conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn