Tài khoản

Tiêu chảy khi mang thai: Mẹ bầu cần cảnh giác

BIBABO 4 năm trước

Tiêu chảy khi mang thai, nhẹ thì chỉ cần bù nước, nặng có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

Xem nhanh

  • Tiêu chảy khi mang thai
  • Nguyên nhân gây ra tiêu chảy khi mang thai?
  • Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không? 
  • Tôi cần làm gì khi bị ngộ độc thức ăn hoặc nhiễm virus gây tiêu chảy?
  • Khi nào tôi cần gọi cho bác sĩ? 

Xem thêm

1Tiêu chảy khi mang thai

Mẹ bầu bị tiêu chảy trong thai kỳ không phải hiện tượng bình thường. Trong các vấn đề về tiêu hoá, tình trạng táo bón sẽ diễn ra phổ biến hơn tiêu chảy. Nhưng một số mẹ bầu thường cảm thấy tiêu chảy nhẹ vào những ngày cuối thai kỳ, đây có thể là một dấu hiệu chuyển dạ sớm. 

Tiêu chảy không phải tình trạng phổ biến khi mang thai (Ảnh: Internet)

2Nguyên nhân gây ra tiêu chảy khi mang thai?

Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy là do chế độ ăn uống, cụ thể, bạn đã ăn phải thức ăn không phù hợp, thực ăn không đảm bảo vệ sinh. 

Ngoài ra, khi bạn mang thai, một số tác nhân dưới đây có thể khiến bạn bị tiêu chảy: 

  • Nhiễm virus như Rota, Cyptomegalo, Giardia, Entamoeba histolytica,...

  • Ngộ độc thực phẩm. 

  • Sử dụng một số loại kháng sinh hoặc kháng axit. 

  • Các sản phẩm từ sữa (nếu bạn mắc chứng không dung nạp đường lactose).

  • Các vấn đề về tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm dạ dày.

Chế độ ăn uống là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tiêu chảy khi mang thai (Ảnh: Internet)

3Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không? 

Bệnh tiêu chảy có thể kéo dài từ 1 - 10 ngày, tuỳ theo nguyên nhân mắc tiêu chảy. Nếu bị tiêu chảy nặng, mẹ bầu có thể bị mất nước, tăng thân nhiệt, ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của bạn và thai nhi. 

Đi đại tiện nhiều lần khi bị tiêu chảy làm bạn bị nôn mửa, mất sức, kiệt sức và suy sụp rất nhanh. Nguy hiểm hơn, các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, đe doạ sự an toàn của thai nhi. 

Một số mẹ bầu không đi đại tiện trong khoảng vài ngày nhưng ngay sau đó bất ngờ bị tiêu chảy, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tắc ruột. Tắc ruột cũng đi kèm với một số triệu chứng khác như nôn mửa, đau bụng, đầy hơi hoặc chướng bụng. Nếu thấy có những dấu hiệu này, bạn nên đi khám ngay.  

Tiêu chảy khi mang thai nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi (Ảnh: Internet)

4Tôi cần làm gì khi bị ngộ độc thức ăn hoặc nhiễm virus gây tiêu chảy?

Nếu bạn bị nhiễm virus hoặc ngộ độc thực phẩm nhẹ thì hãy uống thật nhiều nước, oresol để bù bước, không uống sữa và ăn những thức ăn dễ tiêu như chuối, cơm, súp hoặc bánh mì. Lưu ý không ăn đồ ăn nhiều chất béo cho tới khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Nếu bạn muốn uống thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc ở ngoài vì một số loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể ảnh hưởng tới thai nhi. 

Uống nước đầy đủ, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa giúp mẹ bầu bị tiêu chảy nhanh hồi phục hơn (Ảnh: Internet)

5Khi nào tôi cần gọi cho bác sĩ? 

Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu như tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày hoặc có các triệu chứng dưới đây:

  • Đau bụng

  • Sốt

  • Đi đại tiện liên tục

  • Phân có lẫn máu hoặc chất nhầy

  • Cơ thể có các dấu hiệu mất nước như khô miệng, chóng mặt, đau đầu,...

Và đừng quên gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy em bé đang chuyển động ít đi hoặc nhiều hơn bình thường trong bụng, hoặc xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ như:

  • Các cơn co bóp diễn ra thường xuyên hơn.

  • Tiết dịch âm đạo bất thường, ra nhiều hơn (như nước), có máu hoặc có chất nhầy.

  • Có dấu hiệu bị chuột rút

  • Tăng áp lực và các cơn đau ở xương chậu hoặc ở phần bụng dưới.

6Phòng ngừa tiêu chảy khi mang thai như thế nào?

Thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng. 

Không nên ăn các thực phẩm sống, tái, chưa được rửa sạch, nhất là tiết canh, gỏi, thịt tái,...

Hạn chế ăn uống ở bên ngoài nếu không chắc chắn về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tại đây. 

Hạn chế ăn cá, tôm, đồ thuỷ hải sản nếu bạn có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng. 

Đừng quên bổ sung sữa chua - thực phẩm khá tốt cho sức khoẻ tiêu hoá của mẹ bầu, có thể đẩy lùi tiêu chảy - vào chế độ ăn uống hàng ngày. 

Theo Bibabo.vn