Tài khoản

Tiểu đường thai kỳ - Đọc ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc

Bii Boo 5 năm trước 4 bình luận

Mình biết trong cộng đồng mình có một số mẹ đã biết và tránh tiểu đường thai kỳ, nhưng một số mẹ có thể vẫn chưa rõ về bệnh lý khi mang thai này. Hôm qua mình đọc được bài viết về tiểu đường thai kỳ hay quá nên chia sẻ với các mẹ ngay. Bài viết hơn dài, hi vọng hữu ích với mẹ nào đang cần. 

Tại sao mẹ bầu chúng ta cần quan tâm đến tiểu đường thai kỳ? Bởi tiểu đường thai kỳ thật sự nguy hiểm. Nó có thể gây ra các bất thường cho thai nhi như làm thai to hơn, thai bị phì đại phủ tạng, tăng tỉ lệ thai lưu, tăng tỉ lệ sinh mổ và tai biến sản khoa, tăng tỉ lệ nhập viện sơ sinh, tăng tỉ lệ tử vong sơ sinh (hay khi con sinh ra dễ mất sớm). 

Không chỉ vậy, với thai nhi bị rối loạn tăng lượng đường trong máu kéo dài, có thể dẫn đến phổi chậm/kém phát triển, tim to, suy tim, đa hồng cầu, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, hạ canxi máu, hạ đường máu,... Bé sinh ra sau này dễ bị béo phì, tiểu đường. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp thai kỳ, đa ối, sản giật,... và sau này cực kỳ dễ bị tiểu đường. (Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Kim Ước - Trưởng Khoa Nội tiết sinh sản - Bệnh viện Nội tiết Trung ương). Nghe thật đáng sợ các mom nhỉ. Haizz. 

Để hiểu hơn về tiểu đường, mình cần nghĩ ngay tới hóc môn insulin - loại hóc môn duy nhất làm giảm nồng độ đường trong máu. Nghĩa là khi lượng đường trong máu chúng ta cao hơn mức bình thường, hóc môn này sẽ được tiết ra để làm giảm lượng đường này trở về mức bình thường, mà mức bình thường là an toàn. 

Trong thai kỳ, mức hormone insulin mà cơ thể sản sinh ra không còn đủ để làm cân bằng lượng đường trong máu nữa. Có nghĩa, mẹ bầu đã có thể bị tiểu đường thai kỳ rồi. 

Mẹ bầu hoàn toàn có thể tự đo chỉ số đường huyết tại nhà và nhận ra những biến động bất thường. Chỉ cần một chiếc máy đo đường huyết xách tay thôi là được. Trong máy sẽ có hướng dẫn cách đo cụ thể luôn nha. 

Các mẹ nên đo chỉ số đường huyết ở 3 thời điểm, nếu số đo được phù hợp với tiêu chí dưới đây có nghĩa lượng đường huyết là bình thường. 

  • Khi đói: <5,1
  • Sau ăn 1 tiếng: <10
  • Sau ăn 2 tiếng: <78.5

Chứng tiểu đường thai kỳ này có nguy cơ mắc cao hơn ở một số trường hợp như mẹ bầu thừa cân béo phì, tiền sử gia đình có người bị bệnh tiểu đường, đã có tiền sử về tiểu đường, mẹ bị hội chứng buồng trứng đa nang,... Đặc biệt là trường hợp các mẹ bị đa nang buồng trứng, mình thấy cũng nhiều mẹ bị, các mẹ thật chú ý nha. 

Nhiều mẹ băn khoăn nên đi khám sàng lọc tiểu đường thai kỳ vào khi nào. Khuyến cáo là khoảng tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ nha các mom, nếu phát hiện trong thời gian này sẽ rất có lợi trong việc điều trị bệnh đó. Nói thế cũng không có nghĩa sau 28 tuần là chắc chắn không bị tiểu đường thai kỳ nữa đâu, mỗi lần đi khám các mom cũng cần lưu ý vấn đề này nhé. 

Bài viết này có hơi nhiều từ chuyên môn một chút, mẹ nào có thắc mắc cứ bình luận mình trả lời nhé. Nếu các mẹ quan tâm, trong bài viết sau mình sẽ chia sẻ một số thực phẩm có thể gây ra chứng tiểu đường thai kỳ để các mẹ tránh nhé. Các mẹ bình luận 1 câu để mình có động lực nào. 

Theo Bibabo.vn