Tài khoản

Tìm hiểu về chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi

Hà Trang 4 năm trước 30 bình luận

Ngoài chiều dài và cân nặng, mẹ bầu cần theo dõi kỹ lưỡng đường kính lưỡng đỉnh - chỉ số quan trọng phần nào đánh giá sự phát triển trí não của bé.

Xem nhanh

  • Đường kính lưỡng đỉnh là gì? 
  • Khi nào thì có thể đo được chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi? 
  • Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?
  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi lệch “chuẩn" có làm sao không?
  • Cách tính cân nặng của thai nhi dựa trên chỉ số đường kính lưỡng đỉnh

Khi theo dõi các kết quả siêu âm, mẹ bầu dễ dàng nhận thấy thông tin về chỉ số lưỡng đỉnh (BPD) của em bé. Mẹ có bao giờ thắc mắc chỉ số này là gì, và nó cho chúng ta biết thông tin gì về em bé hay không? 

Thực tế, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là một chỉ số quan trọng. Nếu chiều dài và cân nặng phản ánh phần nào sự phát triển thể chất của em bé thì với đường kính lưỡng đỉnh, ba mẹ có thể đánh giá phần nào sự phát triển não bộ của em bé. Rất quan trọng nhưng ít được quan tâm. 

Theo dõi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi rất quan trọng (Ảnh: Internet)

1Đường kính lưỡng đỉnh là gì? 

Đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal Diameter - BPD) là đường kính mặt cắt lớn nhất của hộp sọ thai nhi hay hiểu đơn giản là đường kính đầu của em bé. 

Trong siêu âm, đường kính lưỡng đỉnh phản ánh một phần cân nặng, tốc độ phát triển của thai nhi và tính tuổi thai chính xác nhất. 

2Khi nào thì có thể đo được chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi? 

Từ tuần thứ 13 của thai kỳ, bác sĩ đã có thể bắt đầu đo được chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của em bé. Bạn có thể tìm trong tờ kết quả siêu âm chỉ số tương ứng với ký hiệu BPD (nếu là tiếng Anh) hoặc đường kính lưỡng đỉnh (nếu là tiếng Việt) để biết kết quả đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi. 

3Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?

Dưới đây là bảng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh trung bình của thai nhi theo từng tuần tuổi, bắt đầu từ tuần thứ 13 khi phương pháp siêu âm có thể đo được kích thước này:

Bảng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi (Ảnh: Internet)

Từ kết quả đo chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi, bác sĩ có thể kết hợp với những chỉ số đo phát triển khác của thai nhi như chiều dài, cân nặng, chu vi bụng, chu vi vòng đầu,... để phát hiện ra những nguy cơ bất thường. 

4Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi lệch “chuẩn" có làm sao không?

Thực tế, mỗi em bé là một sự phát triển khác nhau và không thể đảm bảo mọi em bé đều phát triển đúng theo “chuẩn". Trong trường hợp chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi bị lệch so với “chuẩn", bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành siêu âm một lần nữa hoặc kiểm tra một số xét nghiệm chuyên sâu hơn như sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối để biết chính xác những vấn đề sức khoẻ của bé. 

Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh lệch chuẩn, em bé có nguy cơ mắc một số bất thường (Ảnh: Internet)

5Cách tính cân nặng của thai nhi dựa trên chỉ số đường kính lưỡng đỉnh

Từ chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, bạn có thể áp dụng một số công thức dưới đây để tự tính toán chỉ số cân nặng của thai nhi theo công thức: 

Công thức 1: 

Trọng lượng = (BPD - 60) x 100

Trong đó: 

  • Trọng lượng tính theo đơn vị gram. 

  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh BPD tính theo đơn vị milimet (mm).

Ví dụ: Chỉ số lưỡng đỉnh BPD của thai nhi là 62mm. Trọng lượng = (62 - 60) x 100 = 200g. 

Công thức 2: 

Trọng lượng = 88.69 x BPD - 5062

Trong đó: 

  • Trọng lượng tính theo đơn vị gram. 

  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh BPD tính theo đơn vị milimet (mm).

Ví dụ: BPD = 90. Trọng lượng = 88.69 x 90 - 5062 = 2920g. 

Theo Bibabo.vn
Xem thêm