Tài khoản

Tràng hoa quấn cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

BIBABO 4 năm trước 13 bình luận

Tràng hoa quấn cổ hay dây rốn quấn cổ là một trong những lo lắng ám ảnh của các mẹ bầu.

Xem nhanh

  • Tràng hoa quấn cổ là gì?
  • Nguyên nhân gây ra hiện tượng tràng hoa quấn cổ
  • Dấu hiệu nào cho thấy em bé bị tràng hoa quấn cổ?
  • Tràng hoa quấn cổ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
  • Tôi có thể làm gì để giảm tình trạng tràng hoa quấn cổ?

Một số người quan niệm rằng khi mẹ bầu vươn tay lên lấy một thứ gì đó trên cao, dây rốn có thể quấn quanh cổ của bé làm bé không thở được. Điều này hoàn toàn không đúng. 

Thực tế, tràng hoa quấn cổ là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Hầu hết các trường hợp dây rốn quấn cổ, em bé có thể tự tháo ra khi em bé di chuyển trong thai kỳ hoặc trong quá trình sinh nở. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, dây rốn quấn cổ hay không không quan trọng. Điều cần quan tâm là dây rốn có bị nén không, có bị xoắn không và nút quấn có chặt không, vì điều này sẽ làm giảm lượng oxy đi quay dây và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của bé. 

Tràng hoa quấn cổ không phải hiện tượng hiếm gặp (Ảnh: Internet)

1Tràng hoa quấn cổ là gì?

Tràng hoa quấn cổ là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi, có thể một vòng hoặc nhiều vòng, xảy ra trong thai kỳ hoặc trong quá trình chuyển dạ. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 10 - 29% thai nhi có thể gặp phải hiện tượng này.

Tình trạng tràng hoa quấn cổ hay hay nhiều vòng xảy ra khá phổ biến. Nếu vòng quấn lỏng, bạn không cần lo lắng. Nhưng khi vòng quấn chặt, em bé có thể gặp nguy hiểm vì vòng quấn chặt làm giảm lượng máu lưu thông tới thai nhi, tăng nguy cơ thai nhiễm toan và thiếu máu. 

Tràng hoa quấn cổ tiềm ẩn một số nguy cơ sức khỏe đối với em bé (Ảnh: Internet)

2Nguyên nhân gây ra hiện tượng tràng hoa quấn cổ

Tràng hoa quấn cổ thường xuất hiện ở những em bé hiếu động, hoạt động nhiều trong bụng mẹ và vướng phải dây rốn. Vì không có đồ chơi trong bụng, em bé của bạn có thể nắm lấy dây rốn và bơi, chơi với dây rốn mọi lúc. Trong quá trình đó, đôi khi em bé bị dây rốn quấn phải nhưng sau đó, em bé có thể tự gỡ dây. 

Một số em bé có dây rốn dài bất thường cũng dễ bị quấn nhiều vòng quanh cổ. Thông thường, chiều dài dây rốn khoảng 50 - 60cm, nếu dây dài bất thường có thể lên tới 80cm. Việc dây dài bất thường làm tăng nguy cơ thai bị quấy dây hoặc dây xoắn quá mức, dây thắt nút bất thường cản trở sự lưu thông máu và hoạt động của thai nhi. 

3Dấu hiệu nào cho thấy em bé bị tràng hoa quấn cổ?

Thật khó để biến chính xác em bé đang bị tràng hoa quấn cổ khi bạn không thể nhìn thấy bé mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra bé bị tràng hoa quấn cổ hay không bằng cách: 

  • Siêu âm. Chắc chắn rồi. Đây là phương pháp rõ ràng nhất. Khi siêu âm, bác sĩ có thể nhìn thấy dây rốn của thai nhi và phát hiện thai nhi bị tràng hoa quấn cổ nếu có. 

  • Thai máy. Hãy theo dõi chuyển động của thai nhi trong bụng và phát hiện những chuyển động bất thường của bé. Nếu bị tràng hoa quấn cổ, em bé của bạn có thể máy ít hơn bình thường hoặc bất ngờ di chuyển nhiều hơn sau đó di chuyển ít hơn đáng kể. 

  • Nhịp tim thai. Nhịp tim của em bé bị tràng hoa quấn cổ thường giảm khi chuyển dạ, tử cung mẹ co bóp để đẩy bé ra ngoài. 

Siêu âm là cách rõ nhất để biết em bé đang bị tràng hoa quấn cổ (Ảnh: Internet)

4Tràng hoa quấn cổ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Trong một số trường hợp, tràng hoa quấn cổ có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi nếu dây rốn quấn chặt quanh cổ bé. Trường hợp xấu nhất, nhưng khá hiếm gặp, dây rốn có thể quấn chặt quanh cơ thể bé, làm cả trở máu chảy trong tĩnh mạch rốn và dẫn đến tử vong. 

Ngoài ra, tràng hoa quấn cổ còn gây ra một số vấn đề: 

  • Giảm nhịp tim trong khi sinh. Trong các cơn co thắt chuyển dạ và quá trình rặn đẻ, lượng máu lưu thông quá dây rốn có thể bị giảm do dây bị nén và thắt chặt, ảnh hưởng đến em bé, làm giảm nhịp tim thai. Tuỳ theo từng trường hợp, bác sĩ có thể quyết định mổ để đảm bảo chắc chắn em bé được an toàn. 

  • Sa dây rốn. Trường hợp này rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. 

  • Bất thường về thể chất. Tràng hoa quấn cổ siết chặt cũng có thể gây ra các bất thường về thể chất của bé bao gồm cả mắt mờ, xuất hiện các đốm đỏ hoặc tím trên da và các vết trầy xước trên cơ thể - nơi bị dây rốn quấn.

5Tôi có thể làm gì để giảm tình trạng tràng hoa quấn cổ?

Bạn và bác sĩ không thể làm gì để tháo vòng dây rốn ra khỏi cổ của bé. Điều quan trọng nhất là hãy đảm bảo bạn khám thai đúng lịch, thường xuyên theo dõi những chuyển động của thai nhi trong bụng và liên hệ ngay với bác sĩ nếu cảm thấy có vấn đề bất thường. 

Bác sĩ có thể thực hiện một số kỹ thuật với hi vọng có thể cải thiện tình hình, giúp bạn và thai nhi cảm thấy thoải mái hơn. 

Hầu hết các em bé được sinh ra với dây rốn quanh cổ đều không có vấn đề gì. Bác sĩ có thể tuột dây ra khỏi cổ của bé bằng cách đặt ngón tay sau khi đầu bé ra ngoài, hoặc bé được sinh ra qua vòng dây rốn. Nhưng nếu dây quấn quá chặt, bác sĩ có thể phải kẹp dây và cắt dây trước khi sinh em bé.

Theo Bibabo.vn
Xem thêm