Tài khoản

Trẻ 6 tuổi khó ngủ: Do sinh lý hay do tâm lý của trẻ bất ổn?

Hoài An 4 năm trước

Trẻ 6 tuổi khó ngủ khiến bố mẹ không khỏi lo lắng do không biết vì sao đột nhiên con lại như vậy, trong khi trước đó trẻ vẫn ăn ngủ rất bình thường. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra tình trạng này và bố mẹ cần phải làm gì để khắc phục?

Trẻ 6 tuổi là thời điểm trẻ đã bước vào lớp 1, chuyển từ độ tuổi mầm non sang tiểu học. Vì thế, giấc ngủ của trẻ cần được đảm bảo khoảng 9 – 12 tiếng/ngày. Nếu trẻ ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ tốt thì sẽ giúp trẻ phát triển rất nhanh về chiều cao, cân nặng và cả trí thông minh.

Nhu cầu giấc ngủ của trẻ 6 tuổi


Đối với trẻ 6 tuổi thì ngoài những hoạt động sinh hoạt trong gia đình thì trẻ còn phải dành thời gian cho những hoạt động ở trường lớp. Do đó, thời gian trẻ ngủ sẽ bị giảm xuống so với thời gian trước kia. Lúc này, trẻ chỉ cần ngủ khoảng 9 – 12 tiếng, buổi tối ngủ lúc 9h tối và thức dậy khoảng 7 – 10h sáng.

Bên cạnh đó, khi bước vào độ tuổi tiểu học thì trẻ cần phải có giấc ngủ trưa. Tuy ngắn nhưng nó lại có tác dụng rất tốt trong việc giúp trẻ giảm căng thẳng, mệt mỏi, tái tạo năng lượng để trẻ học tập tốt hơn. Vì thế, mỗi ngày trẻ cần được ngủ trưa khoảng 20 – 45 phút là hợp lý.

Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi khó ngủ

Theo các chuyên gia thì trẻ 6 tuổi khó ngủ thường do một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị thiếu hụt vitamin D và canxi, các vi chất (kẽm, magie)
  • Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp như trẻ bị viêm VA, viêm đường hô hấp, viêm phế quản… khiến trẻ khó thở do nghẹt mũi.
  • Trẻ gặp ác mộng hoặc có những nỗi sợ vô hình do trong tâm lý trẻ 6 tuổi rất thích tưởng tượng (sợ ma, sợ “ông kẹ”, sợ quái vật, sợ kẻ xấu…)
  • Do trẻ quen với việc ngủ cùng bố mẹ, sau đó phải ngủ một mình nên trẻ không quen dẫn đến khó ngủ.

Cách khắc phục trẻ 6 tuổi khó ngủ

  • Thiết lập một bảng thời khóa biểu đi ngủ đúng giờ giấc. Chỉ cho trẻ chơi hoặc xem tivi trong một thời gian ngắn để nó không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
  • Không nên cho trẻ ăn đêm, nhất là quá sát giờ đi ngủ vì dễ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu. Tránh cho trẻ uống cà phê, ăn socola, caocao… thay vào đó là nên cho trẻ uống 1 ly sữa ấm vì nó sẽ giúp hỗ trợ phát triển chiều cao tốt hơn.
  • Đối với trẻ trong độ tuổi tiểu học thì không nên cho trẻ ngủ sau 21h. Vì ngủ muộn sẽ gây ức chế hormone tăng trưởng khiến trẻ chậm phát triển.
  • Hãy cùng trẻ thực hiện nề nếp bao gồm hoạt động tắm, uống, đánh răng, ôm ấp, kể chuyện hoặc cùng nhau hát một bài hát trẻ vừa và chúc ngủ ngon. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ biết được đã đến giờ đi ngủ. Đồng thời, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và có giấc ngủ sâu hơn.
  • Cho trẻ tập luyên thể dục mỗi ngày, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai, hấp thụ vitamin D, canxi tốt cho hệ xương. Việc hoạt động thể chất nhiều cũng sẽ giúp trẻ dễ dàng có được giấc ngủ ngon vào buổi tối.

Nguồn: conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn