Tài khoản

Trẻ hay chảy nước mắt sống – Dấu hiệu viêm tắc tuyến lệ ảnh hưởng “cửa sổ tâm hồn” con yêu

Hoàng Thị Minh 4 năm trước

Đôi mắt của trẻ rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài, vì thế nếu có bất thường xảy ra thì trẻ sẽ bị chảy nước mắt sống kèm theo nhiều ghèn. Đây là một hiện tượng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý. Cùng xem qua bài viết sau để biết cách đối phó với tình trạng trẻ hay bị chảy nước mắt sống mẹ nhé.

Trẻ hay chảy nước mắt sống chiếm đến 20% dấu hiệu của bệnh về mắt ban đầu. Các chuyên gia y tế khuyến cáo triệu chứng này cần được kiểm tra và điều trị sớm, bởi nếu để lâu sẽ rất nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Nguy hiểm nhất là nó có thể gây viêm túi lệ cấp, áp xe túi lệ, nặng hơn còn gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, tử vong.

Vì sao trẻ hay chảy nước mắt sống và ra nhiều ghèn?

Đôi mắt của trẻ sơ sinh đặc biệt non yếu nên mẹ cần phải chú ý nếu con có dấu hiệu gì đó bất thường. Với những trẻ hay chảy nước mắt sống thường xảy ra do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do tác động từ những lý do như trẻ bị viêm tắc tuyến lệ thì lượng nước mắt do không lưu thông được xuống mũi nên sẽ trào ngược ra ngoài hốc mắt trẻ. Trẻ có thể bị chảy nước mắt thường xuyên kèm theo dử mắt. Với nguyên nhân này, trẻ cần được điều trị sớm để tránh nhiễm trùng, viêm nhiễm,…

Có những trẻ bị nhiễm trùng mắt ngay từ lúc sinh ra vì ảnh hưởng từ nước ối và dịch tràn vào làm nhiễm trùng mắt. Hoặc do bất cẩn trong quá trình vệ sinh mắt cho trẻ kém, gây tổn thương, xước,… mà mắt trẻ lại nhạy cảm nên sẽ chảy nước mắt ngay khi có tổn thương.

Nguyên nhân từ bên ngoài còn có thể xảy ra do môi trường sống ô nhiễm, nơi ở không được thông thoáng và sạch sẽ gây ảnh hưởng cho mắt trẻ hoặc con mắc phải một số bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc,… Nguyên nhân thứ yếu còn xảy ra do trẻ tiếp xúc với mầm bệnh từ bên ngoài như: người thân bị đau mắt làm lây sang trẻ.

Mặc dù tình trạng trẻ hay bị chảy nước mắt sống thường xuyên xảy ra với độ tuổi 6 – 12 tháng nhưng bố mẹ không nên chủ quan. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có thể điều trị kịp thời, tuyệt đối không thể sử dụng thuốc bừa bãi để nhỏ mắt cho trẻ bởi rất có thể ảnh hưởng vĩnh viễn về sau, thậm chí là mù lòa.

Làm gì để xử lý khi trẻ sơ sinh chảy nước mắt sống?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bất kỳ những tổn thương nào cũng cần được sự xem xét từ phía bác sĩ. Những lưu ý bố mẹ cần ghi nhớ khi trẻ hay bị chảy nước mắt sống là:

  • Không tự ý áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị chảy nước mắt ở trẻ vì sẽ làm tình trạng nhiễm trùng nặng thêm, gây hậu quả lâu dài.
  • Gia đình cần đưa trẻ đi khám ngay và nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng các loại thuốc.
  • Bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt hàng ngày cho trẻ vệ sinh mắt cho bé mỗi ngày bằng khăn bông mềm.
  • Bất cứ khi nào mắt trẻ xuất hiện ghèn và nước mắt nên dùng khăn sạch đã khử trùng để lau.
  • Khi vệ sinh mắt cho trẻ cần nhẹ nhàng, không trực tiếp dùng tay mà có thể dùng khăn, tăm bông chấm vào mắt trẻ.
  • Khăn và quần áo mặc cho trẻ cần được khử trùng và vệ sinh mỗi ngày, ngâm qua nước sôi để khử trùng nếu trẻ bị đau mắt đỏ hoặc bị viêm nhiễm mắt.
  • Bố mẹ nên đeo bao tay cho bé để con không tự ý cho móng tay vào lau hay cạy ghèn.
  • Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ nên đảm bảo nguồn sữa mát bằng cách ăn nhiều cà rốt, cà chua, không nên ăn tanh, ăn các chất cay nóng sẽ ảnh hưởng tới trẻ khi cho trẻ bú mẹ.

Nếu nước mắt và ghèn ở mắt trẻ sơ sinh diễn ra trầm trọng mà không có xu hướng giảm thì rất có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí mù lòa. Cần cảnh giác trước những dấu hiệu nguy hiểm và lưu ý sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để có phương pháp điều trị hợp lý, nhanh chóng.

Nguồn: conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn